12:46 Thứ tư, Ngày 23 Tháng 1 Năm 2025
Gửi cho bạn bè

Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 7/2021
Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 7/2021

Ngày Đăng: 02/07/2021, Lượt Xem: 2384
SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 7/2021

Lưu hành nội bộ

 

 

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn xin giới thiệu đến đoàn viên, thanh niên một số hình ảnh về các câu nói bất hủ của Bác, đó cũng chính là những lời dạy sâu sắc đến thế hệ trẻ sau này;

 

THEO DÒNG LỊCH SỬ

 

KỶ NIỆM 7NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG THANH NIÊN XUNG PHONG (15/7/1950 – 15/7/2021)

 

Sự ra đời và trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1950 -1954)

Với tầm nhìn chiến lược về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, cách đây 71năm,ngày 15/7/1950, Bác Hồ đã chỉ đạo Đảng đoàn Ban Thanh vận Trung ương và Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam tổ chức đội thanh niên tập trung dài ngày để phục vụ kháng chiến và kiến quốc, khi kháng chiến thành công, lấy tên là: “Đội Thanh niên xung phong công tác”. Quyết định lịch sử ấy đã khai sinh ra Đội Thanh niên xung phong (TNXP) công tác Trung ương đầu tiên tại Núi Hồng, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, gồm 03 Liên phân đội với 225 cán bộ, đội viên do đồng chí Vương Bích Vượng -ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn làm Đội trưởng. Đầu tháng 8-1950, Đội TNXP công tác Trung ương xuất quân phục vụ Chiến dịch Biên giới, đã lập công xuất sắc, được Bác Hồ gửi thư khen, được Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tuyên dương: “Đội TNXP công tác đã nêu cao tinh thần tích cực xung phong, triệt để tuân theo kỷ luật chiến trường, tổ chức chặt chẽ, gương mẫu trong mọi nhiệm vụ,…”

Ngày 20/3/1951, Bác Hồ đến thăm đơn vị Liên phân đội TNXP 312 làm nhiệm vụ tại cầu Nà Cù, thôn Nà Cù, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn và đọc tặng 4 câu thơ:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

4 câu thơ của Bác là lời giáo huấn, là phương hướng tư tưởng và hành động cho lực lượng TNXP và thế hệ trẻ Việt Nam.

Từ kinh nghiệm hoạt động của Đội TNXP công tác Trung ương, Trung ương Đoàn đã thống nhất với Tổng Cục cung cấp tăng cường phát triển các Đội TNXP ở các địa phương để phục vụ kháng chiến. Chỉ trong một thời gian ngắn ở các địa phương đã tổ chức các Đội TNXP công tác ở khu, tỉnh, thành, huyện, xã phục vụ công tác kháng chiến ở địa phương,

Đội TNXP công tác Trung ương gồm 20 Liên phân đội với gần 3.000 cán bộ, đội viên (đến tháng 2/1953) đã phối hợp với các đơn vị TNXP địa phương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong các chiến dịch: Biên giới (Thu Đông 1950); Trần Hưng Đạo -Trung du (Đông Xuân 1950 -1951), Hoàng Hoa Thám -Đông Bắc (Mùa Xuân 1951), Quang Trung -Hà Nam Ninh (Xuân Hè 1951) Hòa Bình (tháng 10 -12/1951), Tây Bắc (Thu Đông 1952), Thượng Lào (1 -6/1953).

Bước vào Đông Xuân 1953-1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ “Kháng chiến càng tiến tới, công việc ngày càng nhiều, chúng ta cần củng cố và phát triển Đội TNXP để đảm bảo thêm công việc kháng chiến và đào tạo cán bộ sau này”. Ngày 26/3/1953, Đội TNXP kiểu mẫu được thành lập để cùng Đội TNXP công tác Trung ương thực hiện nhiệm vụ trên. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cuối tháng 12/1953, hai Đội TNXP công tác Trung ương và Đội TNXP kiểu mẫu hợp nhất, thành lập Đoàn TNXP Trung ương (Đoàn XP), do đồng chí Vũ Kỳ -thư ký của Bác làm Đoàn trưởng. Đoàn XP được biên chế thành 04 Đội 34, 36, 38 và 40 với trên 10.000 cán bộ, đội viên. Đến 3/1954 Đoàn XP bổ sung thêm lực lượng, biên chế thành 05 Đội: 34, 36, 38, 40, 42 với trên 18.000 cán bộ, đội viên. Ở Liên khu V hàng vạn thanh niên các tỉnh đồng bằng ven biển đã hăng hái tham gia nhập TNXP, Tổng đội TNXP 204 được thành lập gồm hơn 4.000 cán bộ đội viên đã tham gia phục vụ Chiến dịch Bắc Tây Nguyên và sát cánh cùng bộ đội giải phóng thị xã Kon Tum.

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đoàn TNXP Trung ương được giao nhiệm vụ tập trung toàn lực lượng phục vụ Chiến dịch: Đội 36 (2.500 cán bộ, hội viên) làm nhiệm vụ phục vụ và tham gia bảo vệ các cơ quan Trung ương ở An toàn khu Việt Bắc (ATK); Đội 38 và 42 làm nhiệm vụ cơ động phục vụ chiến dịch trên địa bàn chiến khu Việt Bắc và các Chiến dịch khi có yêu cầu; Đội 34 và 40, với trên 16.000 cán bộ, đội viên làm nhiệm vụ vận tải lương thực, vũ khí, đảm bảo giao thông thông suốt các tuyến đường 6, 41; trên các tọa độ lửa như: Đèo Pha Đin, Ngã ba Cò Nòi, Cầu Tà Vài,… Lực lượng TNXP đã mở hàng chục km đường, vận chuyển hàng ngàn tấn quân trang, cứu được nhiều xe đạn pháo khi bị máy bay địch vây đánh, rà phá trên 1.000 quả bom mìn, cứu thương và vận chuyển hàng trăm thương binh, bộ đội hy sinh trên chiến trường; khi chiến dịch diễn ra quyết liệt đã có 8.000 TNXP chuyển sang bổ sung cho quân đội; tại mặt trận Điện Biên Phủ đã có trên 100 cán bộ, chiến sỹ TNXP anh dũng hy sinh. Vượt qua nhiều gian lao, thử thách, Đoàn XP và các đơn vị TNXP địa phương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần bảo vệ an toàn ATK, tham gia xây dựng các tuyến đường huyết mạch và vận chuyển hàng hóa phục vụ chiến đấu. Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, Lực lượng TNXP đã được Bác Hồ tặng cờ thi đua mang dòng chữ “Dũng cảm, lập công suất sắc”; được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, 60 Huân chương các loại cho các tập thể và cá nhân, hàng nghìn cán bộ đội viên được tặng bằng khen và giấy khen của các ngành các cấp. Năm 2009, Lực lượng TNXP tham gia chiến dịch Điên Biên Phủ và năm 2014, có 4 cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Tổng đội TNXP 204 Liên khu 5 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu trên chiến trường đường 19, Chiến dịch An Khê, Chiến dịch Bắc Tây Nguyên; đã có 2 chi đội, 23 chiến sỹ lập công xuất sắc được Bộ tư lệnh mặt trận phong tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua và Huân chương Chiến công.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã có gần 5 vạn cán bô, đội viên TNXP hoạt động ngày đêm, sát cánh cùng các đơn vị Lực lượng vũ trang, giao thông vận tải, dân công, đồng bào các dân tộc Việt Bắc và Tây Bắc hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quan trọng: Phục vụ chiến đấu, tham gia chiến đấu, mở đường, đảm bảo giao thông, rà phá bom mìn, vận chuyển và chăm sóc thương bệnh binh, mai táng liệt sỹ, … góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đã có trên 200 cán bộ, đội viên anh dũng hy sinh; nhiều tập thể, cá nhân TNXP đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc được khen thưởng, trong đó có: 320 chiến sỹ thi đua cấp đơn vị, 25 chiến sỹ thi đua và 4 đơn vị khá nhất toàn Đoàn TNXP, được Nhà nước tặng thưởng 3 Huân chương Kháng chiến hạng Hai, 2 Huân chương Kháng chiến hạng Ba, 10 Huân chương Lao động hạng Ba, 25 Bằng khen và 6 cờ thi đua khá nhất của Trung ương Đoàn, Bộ Giao thông công chính tặng cờ “Thi đua khá nhất”. Có 01 tập thể và 04 cá nhân Được Đảng, Nhà nước phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Nguồn: https://cuutnxpvietnam.org.vn/14211-2/

 

LỊCH SỬ, Ý NGHĨA CỦA NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ (27/7/1947 – 27/7/2021)

 

Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 là ngày Lễ kỷ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm những người thương binh liệt sỹ đã hy sinh, mất mát qua những cuộc chiến. Qua đó tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với những người có công với Cách mạng từ trước đến nay.

Lịch sử của ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tuy nhiên, do chính quyền cách mạng còn non trẻ nên thực dân Pháp đã âm mưu trở lại xâm lược nước ta.

Thực dân Pháp đã vào thay thế Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ và âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.

Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn nền độc lập cho đất nước, toàn quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng ở những nơi có thực dân Pháp chiếm đóng. Nhiều chiến sỹ, đồng bào ta đã bị thương và vĩnh viễn nằm lại chiến trường.

Nỗi đau bao trùm lên toàn dân tộc, nhiều gia đình mất đi cả chồng và các con. Nhiều người vợ trẻ chỉ hưởng hạnh phúc vỏn vẹn trong một ngày.

Để góp phần xoa dịu nỗi đau mất mát của gia đình các chiến sỹ, đồng bào, Chính quyền Việt Nam đã xú tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi là Hội giúp binh sỹ tử nạn.

Đầu năm 1946, Hội giúp binh sỹ tử nạn (sau đổi tên là Hội giúp binh sỹ bị thương) được thành lập ở Thuận Hóa, Bình Trị Thiên, ở Hà Nội và nhiều nơi khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mời làm hội trưởng danh dự của Hội giúp binh sỹ tử nạn.

Chiều ngày 28/5/1946, Hội “Giúp binh sỹ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ Chủ Tịch đã tới dự.

Chiều ngày 11/7/1946, tại Nhà hát này đã có một buổi quyên góp quần áo, giày mũ cho chiến sỹ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động “ mùa đông chiến sỹ”. Tại đây, Bác Hồ đã cởi chiếc áo rét đang mặc để tặng binh sỹ. 

Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào ngày 19/12/1946, số người bị thương và hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sỹ và đồng bào ta gặp muôn vàn khó khăn.

Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng liên quan đến công tác Thương binh Liệt sỹ nhằm đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần của các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến. 

Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ - Thái Nguyên.

Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sỹ và bảo vệ công tác Thương binh Liệt sỹ.

Sau khi xem xét, Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc. Đây được coi là cuộc mít tinh quan trọng với 2000 người tham gia tại Thái Nguyên. Tại đây, Ban tổ chức đã trịnh trọng đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người đã gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của nhân viên trong Phủ Chủ tịch.

Hàng năm vào dịp này, Người cũng đều có thư và quà để gửi đến các anh em thương binh và gia đình liệt sỹ.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954, Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm và giải quyết những vấn đề chiến sỹ, gia đình liệt sỹ cũng như công tác thương binh. Từ năm 1955, ngày 27/7 ngày Thương binh được đổi thành ngày Thương binh - Liệt sỹ.

Ý nghĩa của ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7

* Ý nghĩa chính trị:Ngày 27/2 hàng năm phản ánh sự đánh giá của Đảng, Nhà nước, nhân dân với những gia đình đã có người hy sinh vì Tổ Quốc.Qua đó, nhằm phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, lãnh đạo.Cũng thông qua đó nhằm động viên và phát huy truyền thống cách mạng trong công cuộc đổi mới đất nước.Công tác Thương binh Liệt sỹ và chính sách đối với những người có công với cách mạng chính là thể hiện tính ưu việt và bản chất của Đảng và Nhà nước ta.Tạo điều kiện củng cố niềm tin vào nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như sự quản lý của nhà nước.Góp phần tăng thêm tiềm lực cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và cơ sở để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần chống lại thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, bôi nhọ quá khứ hào hùng của dân tộc.

*Ý nghĩa nhân văn:Tăng cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Phát huy đạo lý Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc.Phát huy tinh thần "gia đình cách mạng gương mẫu" góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

Nguồn: https://baodautu.vn/lich-su-y-nghia-cua-ngay-thuong-binh-liet-si-277-d67177.html

 

SỔ TAY NGHIỆP VỤ

 

Trong tài liệu sinh hoạt chi Đoàn tháng 07 năm 2021, chúng tôi xin gửi đến các bạn đoàn viên thanh niên, tổ chức Đoàn trên địa bàn tỉnh “Kỹ năng tổ chức trò chơi nhỏ”(tiếp theo):

III. KỸ NĂNG XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG

1. Bắt đầu cuộc chơi tập thể mất trật tự, thiếu tập trung chú ý

Tình huống này thường gặp ngay cả trong các buổi sinh hoạt, hội họp của Đoàn, Hội, Đội. Để tạo sự chú ý ban đầu, quản trò có thể:

- Thực hiện một số băng reo “tràng pháo tay”; “mưa rơi”; “vỗ tay theo qui ước”,...

- Điều khiển một trò chơi thông qua bài hát cộng đồng mà mọi người đều thuộc.

- Dùng còi hay tiếng vỗ tay (tạo tiếng vỗ khác thường) để tập trung chú ý, sau đó thực hiện một vài trò chơi đơn giản.

- Sử dụng một vài “hình phạt vui” để buộc những người khác phải cố gắng để không phạm luật.

- Sử dụng nhóm “thành viên tích cực” (ngay từ đầu đã trật tự chăm chú lắng nghe) làm nòng cốt cho một trò chơi đơn giản. Khi đó những người khác buộc phải dừng các “việc riêng” khác, “tò mò” quan sát, sau đó sẽ tự nguyện nhập cuộc.

- Hát ngay một bài hát (không cần giới thiệu) rất tự nhiên và tỏ ra say sưa, từ đó tạo sự chú ý cho mọi người,...

2. Không khí nặng nề trầm lắng, người chơi rụt rè, thiếu mạnh dạn

- Nếu thực hiện ngay trò chơi sẽ dễ dàng thất bại

- Nên bắt đầu bằng một “trò ảo thuật” hoặc kể một câu chuyện tiếu lâm.

- Tiếp đó thực hiện một số trò chơi tương ứng.

- Tăng dần liều lượng những trò chơi mang tính chất thi đua giữa các nhóm. Khi các nhóm đã vào cuộc để giành thắng lợi là bạn đã thành công.

- Quản trò cũng có thể bắt đầu bằng cách cho cả tập thể hát một bài. Một bông hoa hay cái mũ được truyền từ tay người này sang người khác theo nhịp của bài hát. Khi bài hát kết thúc hoặc quản trò (quay mặt hướng khác) bất ngờ thổi một tiếng còi thì người đang cầm bông hoa hay cái mũ ở thời điểm đó sẽ là người bắt buộc phải hát một bài, cứ như vậy trò chơi tiếp tục.

3. Người chơi nhiệt tình, nhưng có sự ganh đua quá mức giữa các nhóm chơi

Đây là điều thường xảy ra, nếu như quản trò không có biện pháp xử lý thoả đáng thì cuộc chơi có thể mất hết ý nghĩa.

- Trước hết quản trò phải nhanh chóng phát hiện nguyên nhân. Thông thường là do luật chơi không chặt chẽ, quản trò thưởng phạt không công minh, người chơi khích bác chê bai nhau v.v...

- Sau khi phát hiện đúng nguyên nhân, quản trò công khai tuyên bố trước mọi người, rồi mới tiếp tục trò chơi cũ hoặc chuyển sang trò chơi mới và bắt đầu bằng những qui ước chặt chẽ, kín kẽ hơn.

- Khi chia nhóm chơi nên cử trưởng nhóm và chọn một số trọng tài “công minh” không nằm trong các nhóm chơi.

- Linh hoạt thay đổi trò chơi hay phương pháp điều khiển để tạo điều kiện cho nhóm nào cũng có thể thắng cuộc.

- Khi cuộc chơi ở mức cao trò, có thể chuyển sang các hình thức hoạt động khác tạo sự hoà hợp giữa các nhóm.

4. Người chơi mệt mỏi và bắt đầu tỏ vẻ chán chường

Có nhiều nguyên nhân như: Trò chơi quá khó, cuộc chơi quá dài hay luật chơi bắt một người phải lặp đi lặp lại nhiều động tác đứng lên, ngồi xuống, chạy, đổi vị trí,... trò chơi đơn điệu không hấp dẫn hoặc không phù hợp. Từ những nguyên nhân cụ thể mà quản trò lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp. Nhưng nói chung có thể chọn một trò chơi thật nhẹ nhàng, hấp dẫn hay một bài hát tập thể để chấm dứt cuộc chơi. Cũng có thể chuyển sang thực hiện những trò chơi trí tuệ như “Đố vui có thưởng”, “Hát đối” hoặc “Kể chuyện vui”.

5. Không khí trầm lắng thiếu sôi nổi

Đây cũng là tình huống thường gặp trong các buổi họp mặt hay trên đường đi tham quan, dã ngoại. Trong trường hợp nên sử dụng một số loại trò chơi như: “Nối từ” chia nhóm, nhóm này nêu ra một từ, nhóm tìm từ khác nối vào sao cho hai từ đó có nghĩa, cứ vậy cho đến khi nhóm nào không tìm được thì thua. Ví dụ: màu xanh - xanh tươi - tươi mát - mát mẻ - mẻ chua - chua ngoa - ngoa ngoắt... “hát liên khúc”, “hát nối”; “Đố vui”, thi kể chuyện tiếu lâm,...

6. Người chơi đề nghị thực hiện những trò chơi ngoài dự kiến

Trong trường hợp này quản trò nhanh chóng khéo léo thực hiện đề nghị đó, xem như đó cũng là trò chơi được dự định từ trước (nếu quản trò hiểu rõ những trò chơi đó). Cũng có thể khéo léo giới thiệu ngay người đề nghị điều khiển trò chơi cho tập thể, khi đó mình đóng vai “quản trò phụ”.

7. Chỉ định ai làm gì nhưng họ không thực hiện

Muốn thoát khỏi tình huống khó khăn này có ba cách như sau:

Thứ nhất, phát cho mỗi người một mẩu giấy trắng nhỏ. Người chơi với sự quen biết của mình trong tập thể sẽ ghi vào mẩu giấy của mình đề nghị ai đó làm một việc gì hợp với khả năng của họ. Quản trò thu lại và đọc từng mẩu giấy.

Thứ hai, dùng những trò chơi nhỏ để bắt lỗi. Những người bị phạm luật sẽ là những người buộc phải thực hiện một yêu cầu hợp lý của quản trò.

Thứ ba, quản trò chuẩn bị một số mẩu giấy trong đó ghi rõ yêu cầu phổ thông nhất: hát, kể chuyện, đọc thơ, cười, khóc,... Sau đó chọn một trong các mẩu giấy gài vào một bông hoa. Cả tập thể hát một bài và bông hoa được chuyển từ người này sang người khác. Khi bài hát kết thúc, bông hoa ở trên tay ai thì người đó sẽ mở mẩu giấy đọc cho mọi người biết và thực hiện yêu cầu ghi trên mảnh giấy đó.

8. Những người phạm lỗi không muốn thực hiện hình phạt của cuộc chơi

Trong trường hợp này có thể vì hình phạt ngoài khả năng của người phạm lỗi, cũng có thể vì nhút nhát không dám thực hiện hoặc do quản trò không nghiêm minh phạt những người phạm lỗi trước đó. Vì vậy trước hết quản trò chọn những hình phạt dễ thực hiện, chọn những trò chơi phụ để phạt như: “Phỏng vấn”, “Tìm người yêu”; “Tìm chỉ huy”,... Nếu người phạm lỗi quá nhút nhát có thể tiếp tục trò chơi khác để bắt lỗi tập thể và dùng hình phạt chung cho tập thể những người phạm lỗi, khi đó mọi người sẽ mạnh dạn thêm lên.

Ngoài 8 tình huống thường gặp nêu trên còn có biết bao những tình huống khác cần xử lý kịp thời. Bí quyết thành công là ở chỗ người quản trò nắm vững tâm lý, nhu cầu của người chơi, thường xuyên rèn luyện kỹ năng quản trò và thu thập, phân loại các trò chơi, thực sự “ham chơi” khi cần thiết.

IV. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CẨM NANG TRÒ CHƠI

1. Sưu tầm trò chơi

Mỗi cán bộ Đoàn, Hội, Đội nên có bộ sưu tập trò chơi theo thể loại: Trò chơi dân gian, trò chơi sinh hoạt tập thể và trò chơi thể thao từ các nguồn sau:

- Các loại trò chơi đã được in thành sách.

- Các loại trò chơi đã được in trong các báo viết và giới thiệu trên truyền hình.

- Các trò chơi trong sinh hoạt cộng đồng mà bản thân được tham dự, được quan sát, sau đó ghi chép lại.

- Các trò chơi được người khác phổ biến lại,...

2. Tổ chức thi sưu tầm và điều khiển trò chơi

Thông qua các cuộc sinh hoạt cộng đồng, các lớp tập huấn cán bộ Đoàn, Hội, Đội có thể tổ chức cuộc thi sưu tầm và điều khiển trò chơi phục vụ cho từng chủ đề nhất định. Sau đó chọn lọc biên tập lại, nếu có điều kiện thì tổ chức chơi mà mỗi trò chơi đều do người sưu tầm đứng ra làm quản trò.

3. Sáng tác trò chơi

a) Tổ chức thi sáng tác trò chơi: Bằng phương pháp đã nêu trên có thể tổ chức cuộc thi sáng tác trò chơi trong cán bộ, đoàn viên, hội viên theo các hướng sau:

- Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng đối tượng: thiếu niên, nhi đồng, thanh niên nông thôn, thanh niên trường học, thanh niên quân đội,...

- Sáng tác trò chơi theo chủ đề gắn với các ngày lễ lớn trong năm, gắn với các vấn đề dân số, sức khoẻ, môi trường và sinh hoạt thường ngày của các bạn trẻ.

- Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng loại hình sinh hoạt như: Cắm trại dã ngoại, CLB gia đình trẻ, CLB ngoại ngữ, CLB toán, CLB thơ,...

Mỗi trò chơi khi sáng tác cần thuân thủ những quy định chặt chẽ: mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của trò chơi; đối tượng, số lượng người chơi, luật chơi, cách tổ chức.

Sau mỗi cuộc thi cần biên tập lại, bổ sung, sửa đổi và phổ biến cho mọi người thông qua chơi thử. Những trò chơi nào đạt yêu cầu cần đưa ngay vào bộ sưu tập.

b) Từ một trò chơi đã có, thiết lập nguyên tắc đưa ra nhiều trò chơi khác tương tự:Trên thực tế có những trò chơi hay có thể phát triển thành nhiều trò chơi khác(là hệ quả của nó) mà người chơi không cảm thấy bị trùng lặp. Bí quyết chính là ở chỗ tìm thấy nguyên tắc của nó rồi dựa vào từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để hình thành các trò chơi khác.

4. Sưu tập các mẩu chuyện vui, các câu đố

Những mẩu chuyện vui, các loại câu đố dân gian hàng ngày là kho tư liệu quí cho chúng ta trong điều hành cuộc chơi. Người quản trò nhất thiết phải có vốn đó để sử dụng khi cần thiết như làm thư giãn cuộc chơi, hay chuyển sang trò chơi trí tuệ (đố vui) hoặc trò chơi mang tính vui chơi giải trí (thi kể chuyện vui),...

Ngoài những phương pháp trên có thể tận dụng mọi điều kiện, mọi nơi, mọi lúc để ghi chép những kinh nghiệm, tư liệu của người khác mà mình bất chợt bắt gặp hay những ý nghĩ xuất hiện trong đầu.

Nếu quan tâm thường xuyên đến những vấn đề trên bạn sẽ trở thành người quản trò “giàu có” - một hành trang không thể thiếu được của người cán bộ thanh thiếu thiếu nhi hôm nay.

 

CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI

 

Chúng tôi xin gửi đến các bạn đoàn viên thanh niên, các tổ chức Đoàn thông tin Chính sách mới nổi bật:

1. Thu hồi Sổ hộ khẩu và không cấp mới đối với người tách hộ

Thông thường, khi người dân thực hiện thủ tục tách hộ sẽ được cơ quan đăng ký cư trú cấp mới Sổ hộ khẩu. Nhưng kể từ ngày 01/7/2021, người thực hiện thủ tục tách hộ sẽ bị thu hồi Sổ hộ khẩu và không cấp mới theo Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.

Theo đó, khoản 2 Điều 26 Thông tư 55 quy định như sau:

Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, tách hộ, xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Theo quy định này, khi người dân thực hiện thủ tục tách hộ dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu thì sẽ bị thu hồi sổ và không được cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu.

Ngoài ra, từ 01/7/2021, thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

- Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp địa điểm không được đăng ký thường trú mới theo quy định.

* Hồ sơ tách hộ bao gồm:

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó (đối với trường hợp tách hộ sau ly hôn).

* Thủ tục tách hộ

- Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú.

- Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin (trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ). Trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nguồn: https://thukyluat.vn/news/phan-tich-chinh-sach/tu-01-7-2021-thu-hoi-so-ho-khau-va-khong-cap-moi-doi-voi-nguoi-tach-ho-93076.html?ui=I=pFME1EQTTW&pi=09pBeU1TMHdOeTB3TVMweE1DMHdNUTTW

 

2. Công chức hành chính, văn thư không cần có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 2/2021/TT-BNV do Bộ Nội vụ ban hành ngày 11/6/2021 về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.

Theo đó, từ ngày 01/8/2021, công chức chuyên ngành hành chính và văn thư không cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học so với quy định hiện hành.

Thay vào đó, yêu cầu công chức chuyên ngành hành chính có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ phù hợp với từng ngạch cụ thể.

Hiện nay, công chức chuyên ngành hành chính và văn thư phải đáp ứng tiêu chuẩn về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học như sau:

Yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với công chức chuyên ngành hành chính, văn thư theo quy định hiện hành

Công chức chuyên ngành hành chính (Thông tư 11/2014/TT-BNV)

Ngạch chuyên viên cao cấp

- Chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4.

- Chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT (sau đây gọi là chứng chỉ tin học).

Ngạch chuyên viên chính

- Chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3.

- Chứng chỉ tin học.

Ngạch chuyên viên

- Chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2.

- Chứng chỉ tin học.

Ngạch cán sự

- Chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1.

- Chứng chỉ tin học.

Ngạch nhân viên

- Không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.

Công chức chuyên ngành văn thư (Thông tư 14/2014/TT-BNV)

Ngạch Văn thư chính

- Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 3 (hoặc tương đương).

- Có chứng chỉ tin học.

Ngạch Văn thư

- Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 2 (hoặc tương đương).

- Chứng chỉ tin học.

Ngạch Văn thư trung cấp

- Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 1 (hoặc tương đương).

- Chứng chỉ tin học.

 

Nguồn: https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/co-gi-moi-hom-nay/tu-0182021-cong-chuc-hanh-chinh-van-thu-khong-can-co-chung-chi-ngoai-ngu-tin-hoc-2055?ui=I=pFME1EQTTW&pi=09pBeU1TMHdOeTB3TVMweE1DMHdPQTTW

 

3. Tiếp tục phát động Cuộc thi trắc nghiệm trên Intenet tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đảng

Link Thể lệ Cuộc thi: http://baodaknong.org.vn/cuoc-thi-tim-hieu-nghi-quyet-cua-dang/the-le-cuoc-thi-tim-hieu-nghi-quyet-cua-dang-86783.html

Link câu hỏi kỳ thi thứ hai: http://tracnghiemonline.daknong.gov.vn/

 

KHỞI NGHIỆP - LẬP NGHIỆP

 

 Rời Thủ đô vào Đắk Nông để khởi nghiệp với mắc ca

Từ TP. Hà Nội, cô gái trẻ Chu Thị Thái (SN 1992) đã chuyển đến phố núi Đắk Nông để khởi nghiệp với sản phẩm hạt mắc ca. Với những nỗ lực của mình, Thái đã mang hạt mắc ca Đắk Nông đến với người tiêu dùng ở Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước, tạo công việc ổn định cho các lao động địa phương và có nguồn thu nhập tương đối cho bản thân.

Với đam mê kinh doanh, sau khi tốt nghiệp Đại học Tài nguyên và Môi trường (Hà Nội), Thái đã tự mở shop thời trang để kinh doanh tại Hà Nội. Tình cờ biết đến hạt mắc ca Đắk Nông, cô gái trẻ đã cảm thấy yêu thích, cuốn hút và muốn tìm hiểu để kinh doanh sản phẩm mắc ca. Năm 2019, Thái rời Hà Nội chuyển đến sinh sống tại tổ dân phố 5, Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) và bắt đầu con đường khởi nghiệp của bản thân trên cao nguyên Đắk Nông.

Cô gái trẻ Chu Thị Thái khởi nghiệp với sản phẩm hạt mắc ca

 

Thái cho biết: “Ngày ở Hà Nội, tôi từng được ăn hạt mắc ca nhưng là hàng nhập khẩu, hạt không được ngon và tươi mới như hạt mắc ca Đắk Nông. Tôi muốn đưa sản phẩm hạt mắc ca tươi ngon, chất lượng của Đắk Nông tới với người dân thủ đô và ở khu vực miền Bắc, nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn mà sản phẩm hạt mắc ca Tây Nguyên và Đắk Nông còn khá là xa lạ với người tiêu dùng nơi đây”.

Với số vốn 300 triệu đồng, cô gái trẻ đã đầu tư máy móc, trang thiết bị sản xuất và chế biến hạt mắc ca. Thái đã dành thời gian đi nhiều nơi, tìm hiểu về quy trình sản xuất, kỹ thuật sấy cũng như nghiên cứu kỹ hơn về thị trường, sao cho sản phẩm hạt mắc ca làm ra thật đẹp mắt, chất lượng, ăn ngon, giòn, nhiều dinh dưỡng và có đầu ra ổn định.

Việc tổ chức sản xuất, chế biến hạt mắc ca cung cấp trực tiếp cho thị trường giúp Thái có thể bảo đảm được chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị của hạt mắc ca. Hiện tại, Thái nhận bao tiêu, thu mua hạt mắc ca tươi với diện tích hơn 10 ha của các nhà vườn trên địa bàn huyện Đắk Song để tạo nguồn nguyên liệu ổn định trong quá trình sản xuất.

Để tìm đầu ra cho sản phẩm, Thái đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu của công ty, liên kết với các cơ sở, đại lý để bán sỉ, đồng thời, tham gia bán hàng trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki hay trên mạng xã hội Zalo, Facebook. Nhờ đẩy mạnh marketing, Công ty TNHH MTV sản xuất, thương mại, dịch vụ Vương Anh của Thái đã dần có chỗ đứng trên thị trường, trở thành đối tác cung cấp sản phẩm các loại hạt dinh dưỡng thường xuyên cho hơn 20 cửa hàng thực phẩm sạch, các đại lý trên địa bàn TP. Hà Nội cùng nhiều cơ sở kinh doanh khác trên cả nước.
Thái đã thành lập Công ty TNHH MTV sản xuất, thương mại, dịch vụ Vương Anh để xây dựng thương hiệu, tạo uy ín và đem lại sự tin tưởng cho khách hàng. Bên cạnh sản phẩm hạt mắc ca sấy, nhân mắc ca, công ty còn kinh doanh các loại hạt ngũ cốc, bánh hạt dinh dưỡng khác.

Cô gái trẻ mong muốn mang sản phẩm hạt mắc ca và các loại hạt đặc sản của Đắk Nông đến với người tiêu dùng trên cả nước

Riêng năm 2020, công ty của Thái đã cung cấp ra thị trường hơn 13 tấn mắc ca thành phẩm cùng nhiều sản phẩm hạt dinh dưỡng khác, đạt doanh thu hơn 3 tỷ đồng. Hiện công ty đã giải quyết, tạo công ăn việc làm cho 4 lao động thường xuyên với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng cùng nhiều lao động thời vụ khác.

Thái chia sẻ: “Thời gian tới, tôi sẽ tự mở một cửa hàng riêng để bán các sản phẩm của công ty tại TP. Hà Nội, đồng thời hướng tới việc đa dạng hóa sản phẩm về hạt mắc ca như làm muối dinh dưỡng hạt mắc ca, bột ngũ cốc hạt mắc ca. Qua đó, tôi muốn mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ để có thể tiếp cận tới nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa, nhất là trẻ em, người cao tuổi. Người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều lựa chọn với loại hạt dinh dưỡng được mệnh danh “Nữ hoàng của các loại hạt” này.”

 

 

Video

http://doanthanhnien.vn/tin-tuc/phong-chong-tac-hai-cua-thuoc-la

Liên kết website

Thống kê

Đang có 926 khách và không thành viên đang online

Porno fuegoporno.com Phim Sex HayTamil Sex Padam Porn - XVIDEOS COM Free desijimo.net porno peliculas XXX BF Sex Video sesso film