1:35 Chủ nhật, Ngày 22 Tháng 12 Năm 2024
Gửi cho bạn bè

Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 8/2020
Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 8/2020

Ngày Đăng: 05/08/2020, Lượt Xem: 1960

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 8

NĂM 2020

---------

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội

 

Đầu năm 1941, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền, rồi lần lượt đến các tỉnh khác trong cả nước. Cuối tháng 8 năm 1945 Thường vụ Trung ương quyết định đưa Bác về Thủ đô Hà Nội để lãnh đạo, giữ vững và củng cố chính quyền non trẻ. Lúc ấy, Bác ốm và rất gầy. Chúng tôi mua ít tim gan nấu cháo cho Bác. Nhưng có thể do không may mua phải tim của lợn gạo nên Bác lại lên cơn sốt cao. Trên đường về Hà Nội có lúc mệt quá, Bác không đi được, anh em dùng vải và đòn tre làm cáng. Nằm trên cáng, người hầm hập nhưng Bác vẫn thấy vui vì đi tới đâu cũng thấy cờ đỏ sao vàng và đồng bào hào hứng hô vang: ''Ủng hộ Việt Minh'', “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm''. Chiều 25 tháng 8, về đến ngoại thành Hà Nội,  Bác dừng lại ở làng Phú Gia. Chiều tối chủ nhật, 26 tháng 8 năm 1945 đồng chí Trường Chinh đến đón Bác. Hà Nội hừng hực khí thế cách mạng. Khắp phố phường tràn ngập niềm hân hoan với cờ đỏ sao vàng. Ít ai để ý đến một chiếc xe cũ, màu đen chở Bác chạy từ phía Chèm dọc theo đê Yên Phụ, xuống dốc Hàng Than qua phố Hàng Giấy rồi rẽ Hàng Mã về đến trước số nhà 35 Hàng Cân. Xe đưa Bác vào cổng sau, rồi Bác lên thẳng gác 2 nhà 48 phố Hàng Ngang. Đây là ngôi nhà 3 tầng của ông Trịnh Văn Bô, một thương gia lớn của Hà Nội và là cơ sở của cách mạng. Nhà xây chắc chắn, rất tiện cho công tác bảo vệ. Tầng 1 và tầng 3 chủ nhà dành để ở và bán hàng. Còn tầng 2 dành cho cách mạng. Lúc này, chủ nhà chưa biết người cách mạng đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đi lên, đi xuống nhiều chủ nhà chỉ thấy một cụ già dáng người gầy nhưng nhanh nhẹn, có đôi mắt sáng lạ thường. Sau này chủ nhà mới biết ngôi nhà của mình có vinh dự được đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay chiều tối hôm sau, 27 tháng 8, tôi (tức Vũ Kỳ) được Trung ương chọn làm thư ký cho Bác. Bác thân mật hỏi tôi:

- Chú tên gì?

Tôi thưa:

- Cháu tên Cần ạ (tên của tôi hồi đó).

Có lẽ tôi xúc động nói không rõ nên Bác nghe thành Cẩn, Bác trìu mến bảo:

- Cẩn à, Cẩn là cẩn thận. Rất tốt.

Sáng hôm sau, Bác lại hỏi tên tôi, tôi thưa rất rõ:

- Cháu là Cần ạ.

Bác tỏ ra rất vui và nói ngay:

- Cần thì càng tốt. Cần là cần, kiệm, liêm, chính.

Đó cũng là niềm mong muốn của Bác về phẩm chất, đạo đức của người cán bộ mà những năm sau này mỗi dịp gặp cán bộ, mỗi khi đến thăm các lớp huấn luyện, Bác đều căn dặn mọi người phải thực hiện cần kiệm, liêm, chính.

Trong căn nhà 48 phố Hàng Ngang chủ nhà dùng căn phòng phía sau trên tầng 2 làm phòng ăn. Giữa phòng kê một chiếc bàn gỗ dài và to, quanh bàn có 8 chiếc ghế tựa đệm mềmBác dùng bàn này để làm việc với các đồng chí Thường vụ Trung ương. Cuối phòng kê một chiếc bàn tròn. Nơi đây Bác dùng làm bàn ăn. Trong cuộc sống hàng ngày, Bác không dành cho mình một sự ưu đãi nào. Bác là tấm gương sáng về đức tính giản dị của người cán bộ cách mạng. Bác thường ngồi làm việc trên chiếc bàn kê sát tường bọc dạ xanh màu lá mạ vừa đủ để tập giấy bút và chiếc máy chữ nhỏ Bác mang từ chiến khu về. Trong những ngày này, Bác dành nhiều thời gian và tâm trí cho việc soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Hàng ngày Bác dậy sớm tập thể dục sau đó ngồi vào bàn và đánh máy luôn bản thảo. Ban đêm, Bác cũng thức rất khuya, trầm ngâm suy nghĩ về những nội dung trong bản thảo Tuyên ngôn Độc lập. Sáng 29 tháng 8, Bác chuyển đến Bắc Bộ phủ làm việc, ở đây Bác tiếp tục hoàn chỉnh bản Tuyên ngôn Độc lập. Sau mấy ngày sốt, tuy sức khoẻ giảm sút trông thấy, nhưng sức làm việc của Bác thì vẫn phi thường. Đêm 29 tháng 8, Bác thức khuya hơn bình thường vì ngày 2 tháng 9 đã cận kề. Bác viết rồi lại sửa. Những lúc suy nghĩ căng thẳng nhất Bác thường đặt tay lên trán và đôi mắt sáng khi thì nhìn những dòng chữ như có hồn vừa được viết ra, khi thì nhìn vào đêm tối như tìm một điều gì đó mà chỉ riêng Bác mới hiểu.

Cho đến ngày 30 tháng 8, bản Tuyên ngôn Độc lập được dự thảo xong. Bác đưa ra tranh thủ ý kiến các đồng chí Trung ương.

Sáng 31 tháng 8, Bác hỏi tôi:

- Chú Cần có biết Quảng trường dự định họp mít tinh như thế nào không?

Rồi Bác bảo tôi vẽ phác bản đồ cho Bác. Xem bản đồ xong. Bác hỏi:

- Liệu được bao nhiêu người?

Tôi thưa với Bác:

- Được vài chục vạn người đấy ạ.

Bác hỏi tiếp:

- Thế các chú định bố trí để đồng bào đi vệ sinh ở đâu?

Tôi sững sờ trước câu hỏi của Bác và lúng túng không biết trả lời thế nào, thì Bác nói tiếp:

- Việc nhỏ, nhưng nếu không chú ý bố trí cho tốt thì rất dễ mất trật tự. Chú có biết không, ở Hương Cảng, công nhân lao động biểu tình thì chính quyền Anh chưa giải quyết, nhưng khi công nhân công ty vệ sinh đình công thì chính quyền Anh phải giải quyết ngay. Vì đã có tuần giải quyết chậm, rác rưởi bẩn thỉu ngập đường phố.

Tiếp đó, Bác dặn tôi nói với Ban tổ chức nếu trời có mưa thì kết thúc mít tinh sớm hơn, tránh cho đồng bào khỏi bị ướt, nhất là đối với các cụ già và các cháu nhỏ.

Thật hạnh phúc biết bao cho nhân dân Việt Nam khi được biết vị đứng đầu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ chỉ trước khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vài giờ vẫn chăm lo đến những cái nhỏ nhất trong đời sống.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945 đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi: khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại Quảng trường Ba Đình, khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, đến đoạn tố cáo tội ác của phát xít Nhật, cả biển người im phăng phắc. Nghĩ đồng bào nghe mình nói tiếng Nghệ An không rõ và quên cả mình là Chủ tịch nước đang trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bác ngừng đọc cất tiếng hỏi rất thân mật:

- Đồng bào nghe rõ tiếng tôi không?

Tiếng trả lời: “Có” như sấm dậy. Chưa bao giờ và chưa ở đâu, người ta lại thấy tình cảm giữa lãnh đạo cao nhất và dân chúng gần gũi và thân thương đến thế! Kết thúc cuộc mít tinh, ra về nhưng mọi người vẫn như nhìn thấy ánh mắt, vẫn như nghe thấy giọng nói ấm áp và hiền hậu của Bác.

Trích trong “Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

 

THEO DÒNG LỊCH SỬ

 

MÔ HÌNH HAY - GƯƠNG ĐIỂN HÌNH

CHI ĐOÀN ĐỒN BIÊN PHÒNG NẬM NA XUNG KÍCH TRONG VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

“Từ Quảng Trực đến Đăk Buk So, về Đăk Mil - Nậm Na - Bu Cháp, đâu đâu cũng thấy Biên cương thanh bình…”. Lời bài hát trong ca khúc “Yêu sao bước chân người chiến sĩ” của Đại tá Nguyễn Đức Phong - Chủ nhiệm chính trị BĐBP tỉnh Đăk Nông như là lời khẳng định, sự minh chứng hùng hồn nhất cho những cố gắng và quyết tâm của tuổi trẻ BĐBP tỉnh nói chung và tuổi trẻ đồn Biên phòng Nậm Na nói riêng, những người đang viết tiếp truyền thống anh hùng, viết tiếp những chiến công, vững chắc tay súng vì sự bình yên của đất nước.

Tự hào là những người chiến sĩ, những đoàn viên, thanh niên đồn Biên phòng Nậm Na, đơn vị có bề dày lịch sử, luôn đi đầu trong phong trào thi đua quyết thắng của Bộ đội Biên phòng tỉnh, hơn ai hết chúng tôi hiểu rõ vinh dự, trách nhiệm của mình. Đóng chân trên địa bàn có vị trí chiến lược, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, khí hậu, thổ nhưỡng khắc nghiệt, nhưng cái nắng, cái gió ở nơi đây chính lại là điều kiện để thử thách sự kiên trì, sự quyết tâm của những người lính trẻ chúng tôi. Xác định rõ phương châm “Đồn là nhà, Biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, được sự quan tâm, dìu dắt, dạy bảo của cấp ủy, chỉ huy các cấp, ngay từ khi về mái nhà Nậm Na thân yêu, cán bộ đoàn viên thanh niên đơn vị đã xác định rõ trách nhiệm, quyết tâm, xung kích từ những việc làm nhỏ nhất, hình ảnh những đoàn viên, thanh niên với khí thế sục sôi của tuổi trẻ được lan tỏa, tạo động lực, quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới của Tổ quốc.

Xác định bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là nhiệm vụ chính trị trung tâm, ngay từ đầu Ban chấp hành Chi đoàn đã tăng cường công tác giáo dục nâng cao trình độ, kiến thức nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ và xữ lý các tình huống trên Biên giới, giúp cán bộ đoàn nắm chắc cả về kiến thức nghiệp vụ và pháp luật. Nhận thức vị trí vai trò của công tác huấn luyện đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới chi đoàn đã chủ động tham mưu đồng thời luôn tiên phong xung kích trong công tác huấn luyện, Với phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, sát với tình hình, nhiệm vụ và đối tượng tác chiến; sát với chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, vũ khí trang bị hiện có của đơn vị; chủ động tham gia huấn luyện điều lệnh, võ thuật, rèn luyện thể lực, huấn luyện làm chủ VKTB theo biên chế, sát thực tế biên giới do đơn vị quản lý, đổi mới phương pháp huấn luyện. Quá trình tổ chức huấn luyện chi đoàn đã bảo đảm tuyệt đối an toàn về người, vũ khí trang bị và phương tiện, đạt 91% nội dung; thời gian 90% ; quân số 95%. Kết quả kiểm tra sau học tập 100% đạt yêu cầu, 

Hàng năm chi đoàn luôn chủ động tham mưu cho cấp uỷ chỉ huy đơn vị  xây dựng kế hoạch phối hợp với đoàn thanh niên của xã Đăk Wil, lực lượng dân quân tự vệ tổ chức tuần tra, phát quang cột mốc, đồng thời tuyên truyền về ý nghĩa của nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc… đồng thời tuyên truyền giáo dục trách nhiệm của từng đoàn viên trong nhiệm vị bảo vệ chủ quyền biên giới của tổ quốc, các hoạt động thu hút hàng chục lượt cán bộ đoàn viên tham gia hưởng ứng. Đứng chân trên địa bàn xã Biên giới xã Đăk Wil nhưng từ đơn vị xuống trung tâm địa bàn cán bộ chiến sĩ phải qua một quảng đường hơn 100 km, quảng đường có thể xa về Km nhưng với chúng tôi một khi con tim và khối óc đã hướng về bà con, hướng về địa bàn thì hình ảnh người thầy giáo quân hàm xanh, thầy thuốc quân hàm xanh xuất hiện ở đâu đó nơi tuyến đầu của tổ quốc càng thôi thúc chúng tôi hơn, với mong muốn lan tỏa những hình ảnh đẹp ấy vào trong tâm trí, vào trong cuộc sống của bà con nơi đây. Những ngày giúp dân thu hoạch mùa màng, phát triển kinh tế hay những buổi cắt tóc cho các e nhỏ, hình ảnh trao học bổng cho các em học sinh, trao bò giống cho người nghèo, những người lính Biên phòng trong vai những người sữa chữa, mắc điện cho bà con…những hình ảnh ấy đã phần nào để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng bà con, những hình ảnh không phải tự nhiên mà có, không phải tự nhiên mà bà con nhớ đến chúng tôi, những đoàn viên trẻ của Đồn Biên phòng Nậm Na. Hơn bao giờ hết hình ảnh về những người lính quân hàm xanh, những người chiến sĩ trẻ lại tỏa sáng.

Quán triệt quy định số 04-QĐ/TU, ngày 30/01/2013 của Tỉnh ủy về “trách nhiệm, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của đảng viên ở tổ chức Đảng các đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt tại Chi bộ thôn, bon, buôn, bản các xã biên giới”. Hiện nay chi đoàn đã tham mưu cho Đảng ủy Đồn giới thiệu 05 cán bộ đảng viên trong độ tuổi sinh hoạt đoàn tham gia sinh hoạt tại các Chi bộ thôn, bon, buôn qua đó phát huy vai trò tiên phong gương mẫu  tích cực tham mưu cho Đảng, chính quyền địa phương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh trong khu vực biên giới, từng bước xây dựng vùng biên giới phát triển toàn diện, bền vững; thực hiện có hiệu quả phong trào “tự quản đường biên, cột mốc và an ninh, trật tự thôn buôn” nâng cao ý thức mỗi công dân trong tham gia bảo vệ biên giới. Thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, đội công tác địa bàn mà nòng cố là các đoàn viên thanh niên đã tham mưu thành lập được 17 tổ/119 người tham gia tổ an ninh trật tự thôn, buôn; tham mưu tổ chức thực hiện có hiệu quả và tổng kết Đề án “Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân vùng biên giới giai đoạn 2013 - 2016”; và đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2017-20121; phát huy tốt 02 mô hình của đơn vị giúp dân xóa đói, giảm nghèo là nuôi bò sinh sản và mô hình nuôi cá; và 02 mô hình bò “Biên giới khúc tình ca”, “Chương trình bò giống cho người nghèo nơi Biên giới”. Phối hợp với các ban, ngành đoàn thể địa phương tuyên truyền tập trung được 144 buổi/7.212 lượt người nghe; tuyên truyền cá biệt cho 3.125 lượt người nghe; tuyên truyền trên các cụm loa truyền thanh được 185 giờ; phát được 1.000 tờ rơi tuyên truyền các quy định của pháp luật; lao động giúp dân được 512 ngày công). Hành năm trong các dịp lễ, tết Chi đoàn đều chủ động, xung kích di đàu vận động quyên góp tổ chức thăm hỏi động viên các hộ gia đình chính sách, có công với cách mạng với số tiền hơn 20 triệu đồng/ năm (những con số trên đây chính là những con số biết nói, ghi nhận những cố gắng, những đóng góp của các đoàn viên thanh niên đồn Biên phòng Nậm Na).

Sau những buổi tuần tra, mật phục trên biên giới, những buổi huấn luyện những người lính còn tích cực đóng góp công sức, xung kích xây dựng cảnh quan, đơn vị “ Từ những việc xây tường, tô, trát xi măng, lát gạch... việc làm mà chúng tôi chưa bao giờ nghĩ phải làm khi ở nhà, nhưng vào đây rồi tất cả đều là những công việc bình thường, người đi trước chỉ cho người sau, người biết nhiều dạy cho người chưa biết cứ thế chúng tôi cùng nhau cố gắng, đoàn kết hoàn thành từng công trình, phần việc đầy ý nghĩa. Nhìn những công trình vườn, rau, ao, chuồng, hệ thống bồn hoa cây cảnh, ao cá thanh niên, ao nuôi ếch thanh niên, giàn hoa phong lan...chắc hẳn sẽ thay cho lời muốn nói, đó là những công trình mang đậm dấu ấn của đoàn thanh niên, những công trình, phần việc thanh niên mà tuổi trẻ chi đoàn đã làm với cả lòng quyết tâm, lòng nhiệt huyết.

Dạo quanh đơn vị vào tháng ba, tháng cao điểm của mùa khô, những cơn gió càng làm cho không khí thêm nóng bức tưởng chừng như không chịu nỗi ấy vậy mà dưới bàn tay, trí tuệ và cả sự cần mẫn của những người chiến sĩ vẫn thấy sự sống sinh sôi, nảy nỡ, nhìn vườn tăng gia với vô số các loại rau xanh mướt như gọi mời càng thấy rõ rằng hơn sự cố gắng công sức và mồ hôi chúng tôi đã phải đổ xuống. Sau những giờ phút băng rừng vượt suối, sau những phút thao trường ướt đẫm mồ hôi hay những phút học tập trên hội trường với những bài giảng, những người lính lại ngồi quây quần bên nhau cùng động viên nhau và làm giàu thêm cuộc sống tinh thần của mình bằng những đặc sản, những tài lẻ của mình. Những nghệ sĩ không chuyên, mặc dù chưa qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào nhưng qua cách thể hiện và đạo cụ thì có lẽ bất kỳ ai nhìn thấy cứ ngỡ rằng ở giữa núi rùng biên giới lại có những nghệ sĩ đích thực như vậy. Các tiết mục độc tấu đàn ghi ta, sáo… các ca khúc từ nhạc truyền thống, nhạc trẻ và có khi có các ca khúc nói về tình yêu… tất cả đã hòa quyện lại với nhau làm giàu và tô sáng thêm cuộc sống tinh thần của những người lính trẻ, những đoàn viên thanh niên ở nơi đây.

“Bộ đội Biên phòng xây lũy thép

Nhân dân biên giới dựng thành đồng”

Chúng tôi hiểu rằng những cột mốc biên cương là hữu hình là thiêng liêng phải gìn giữ, nhưng lòng tin, tình cảm của bà con nhân dân nơi biên giới chính là những cột mốc sống những cột mốc vô hình và chúng tôi hiểu rằng để bảo vệ và có được lòng tin từ những cột mốc vô hình ấy thì phải bằng những việc làm cụ thể nhất, thiết thực nhất để bà con nhân dân nơi Biên giới hiểu và đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Với sự cố gắng quyết tâm cao độ, tinh thần đoàn kết nhất trí cao chi đoàn đồn Biên phòng Nạm Na đã đạt được những thành tích kết quả đáng khích lệ. Hàng năm đều được công nhận tổ chức đoàn vững mạnh, bằng khen của tỉnh đoàn hội LHTN Việt Nam tỉnh Đăk Nông... ngoài ra các đoàn viên trong cho đoàn tham gia các hội thi do đoàn thang niên BĐBP tỉnh và tỉnh đoàn đạt nhiều giải cao... tất cả những thành tích đó chính là sự ghi nhận, đánh giá của tổ chức đoàn cấp trên, chỉ huy các cấp, và củng chính là động lực khích lệ cán bộ đoàn viên thanh niên cố gắng hơn nữa quyết tân hơn nữa cống hiến sức trẻ, trí tuệ góp phần xây dựng chi đoàn TSVM đơn vị VMTD

Những người lính trẻ hôm nay chưa được tôi luyện qua chiến tranh, chưa cảm nhận được nỗi đau của bom đạn, hy sinh nhưng chúng tôi cảm nhận và hiểu được những hy sinh mất mát của các anh những người đi trước là không vô nghĩa.

                                   “Máu các anh đã thắm cờ tổ quốc

                     Các anh ra đi cho tổ quốc đẹp mãi những mùa xuân

                            Và các anh sống mãi giữa lòng người bất diệt”

Hơn ai hết thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay quyết tâm phát huy những truyền thống, những thành quả các thế hệ trước để lại, nguyện đem hết trí tuệ, sức trẻ, lòng nhiệt huyết vào công cuộc bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa nói chung và sự nghiệp bảo vệ chủ quyền ANBG nói riêng. Học tập theo Bác là bắt đầu học từ những điều nhỏ nhất, đơn giản nhất và những đoàn viên thanh niên chi đoàn Đồn Biên phòng Nậm Na hiểu rằng từng đoàn viên thanh niên phải bằng những việc làm cụ thể, biến lời nói, nhận thức thành những hành động thiết thực nhất. Chúng tôi tin chúng tôi sẽ làm được và tôi tin chắc rằng dù trong bất kỳ khó khăn, gian khổ nào tuổi trẻ BĐBP nói chung và tuổi trẻ Đồn Biên phòng Nậm Na nói riêng sẽ phát huy được niềm vinh dự tự hào và trách nhiệm của màu quân phục xanh chúng tôi đang mang trên người xứng đáng với tên gọi thân thương và rất gần gủi mà nhân dân đã tin yêu tặng cho những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” - “Người lính quân hàm xanh biên phòng”./.

                                                                        Nguyễn Thanh Tùng

Nguồn: Gương điển hình tiên tiến làm theo Lời Bác (giai đoạn 2016 - 2019)

 

SỔ TAY NGHIỆP VỤ

Trong tài liệu sinh hoạt chi Đoàn số tháng 8 năm 2020, chúng tôi xin gửi đến các bạn đoàn viên thanh niên, tổ chức Đoàn trên địa bàn về rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho người cán bộ Đoàn:

Là hạt nhân nòng cốt của phong trào Đoàn, đồng thời cũng là người tổ chức, duy trì các hoạt động của tổ chức Đoàn. Đội ngũ cán bộ Đoàn mà trung tâm là Bí thư chi đoàn có vai trò quan trọng trong duy trì và tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào của tổ chức Đoàn.

Tiến hành các hoạt động đó như: tổ chức diễn đàn, tọa đàm, mạn đàm, nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu... người cán bộ Đoàn phải thuyết trình vấn đề trước đám đông. Không những vậy, trong quá trình sinh hoạt Đoàn, kỹ năng thuyết trình của người cán bộ Đoàn cũng có vai trò quan trọng giúp người đoàn viên quán triệt tốt nội dung. Để rèn luyện cho đội ngũ cán bộ Đoàn có phương pháp thuyết trình tốt mang lại hiệu quả cần thực hiện một số biện pháp sau:

Một là, cán bộ Đoàn cần phải chuẩn bị tốt nội dung vấn đề nào đó muốn trình bày. Bởi lẽ, việc chuẩn bị chu đáo, cụ thể, tỉ mỉ nội dung vấn đề và lôgíc giữa các vấn đề sẽ giúp người cán bộ Đoàn hình thành nên phương pháp thuyết trình phù hợp cho từng đối tượng, từng lĩnh vực, mỗi một nhiệm vụ và là cơ sở cho việc chuẩn bị tâm lý. Ngược lại, nếu chuẩn bị không tốt nội dung cần trình bày, sẽ làm cho người cán bộ Đoàn trở thành người bị động, lúng túng khi trình bày vấn đề trước đám đông, từ đó dẫn đến những ức chế cho người nghe, làm cho vấn đề thuyết trình đạt hiệu quả không cao.

Hai là, phải chuẩn bị tốt tâm lý khi trình bày vấn đề. Tâm lý của người cán bộ Đoàn có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thuyết trình vấn đề, vì nếu có chuẩn bị nội dung tốt, nhưng khi trình bày vấn đề, người cán bộ Đoàn có cảm giác thiếu tự tin, lúng túng, hồi hộp thì sẽ dẫn đến những lỗi thường gặp khi thuyết trình như: nói lắp, nói nhát gừng, thậm chí nhầm lẫn nội dung khi trình bày. Ngược lại, nếu có tâm lý bình tĩnh, tự tin sẽ giúp cho người cán bộ Đoàn truyền tải nội dung vấn đề một cách dễ dàng. Mặt khác, giải quyết được những tình huống có thể nảy sinh khi trình bày vấn đề. Muốn có sự chuẩn bị tốt tâm lý, người cán bộ Đoàn phải có sự hiểu biết về đối tượng cần trình bày, và điều quan trọng là phải thường xuyên tham gia các hoạt động trước đám đông.

Ba là, phải chuẩn bị trước phương pháp trình bày vấn đề. Trước khi thuyết trình, người cán bộ Đoàn phải hình thành cho mình phương pháp thuyết trình phù hợp với từng đối tượng, đối với những cán bộ Đoàn trẻ, ít tham gia thuyết trình nếu cần thiết thì có thể luyện tập trước nội dung muốn trình bày, thông qua đó để điều chỉnh, bổ sung nội dung, phương pháp trình bày cho phù hợp.

Thuyết trình là một hình thức diễn đạt vấn đề mang lại hiệu quả cao cho người cán bộ Đoàn trong quá trình tham gia hoạt động phong trào, cũng như tổ chức duy trì sinh hoạt Đoàn. Muốn vậy người cán bộ Đoàn phải thường xuyên rèn luyện khả năng thuyết trình của mình.

                                                                             Nguồn: Sưu tầm

 

9 biện pháp mới nhất phòng chống dịch COVID-19 người dân cần biết

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:

1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.

3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

7. Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.

8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.

 

9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

 

 

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 8/2020

 

Lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở

Có hiệu lực từ ngày 18/08/2020, Nghị định số 71/2020/NĐ-CP  ban hành ngày 30/06/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Theo quy định, đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo gồm:

1- Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 1/7/2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

2- Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 1/7/2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

3- Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 1/7/2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

Quy định chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ                   

Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ban hành ngày 30/06/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ có hiệu lực từ ngày 15/08/2020.

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về: Phân cấp quản lý đơn vị Dân quân tự vệ; số lượng Phó chỉ huy trưởng, tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị làm việc của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; trang phục, sao mũ, phù hiệu của Dân quân tự vệ; mức hưởng chế độ phụ cấp các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ; định mức bảo đảm chế độ, chính sách cho từng thành phần Dân quân tự vệ; điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và cơ quan có trách nhiệm bảo đảm kinh phí, chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bị ốm đau, bị tai nạn, chết.

Quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có hiệu lực từ 1/8/2020.

Trong đó, đối với đăng ký xe trực tuyến (qua mạng internet), Thông tư quy định chủ xe kê khai thông tin của xe, chủ xe vào giấy khai đăng ký xe (mẫu số 01) trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia để đăng ký xe trực tuyến và nhận mã số thứ tự, lịch hẹn giải quyết hồ sơ qua email hoặc qua tin nhắn điện thoại. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe kiểm tra nội dung kê khai, tiến hành đăng ký cho chủ xe. Hồ sơ xe theo quy định tại Điều 8, Điều 9 và trình tự cấp đăng ký, biển số theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ

Thông tư số 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/8/2020.

Đáng chú ý, Thông tư quy định cụ thể quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát, như sau:

Thứ nhất, được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.

 Thứ tư, được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

 Thứ năm, được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

 Thứ sáu, thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Điều 16 của Thông tư quy định Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Nguồn: http://baochinhphu.vn/

Video

http://doanthanhnien.vn/tin-tuc/phong-chong-tac-hai-cua-thuoc-la

Liên kết website

Thống kê

Đang có 75 khách và không thành viên đang online

noirporno.com fuegoporno.com xvideos2020.me veryxxxhd.com desijimo.com porno peliculas Phim Sex Hay XXX BF Sex Video sesso film