Tỉnh Đắk Nông hiện nay có 8 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm thị xã Gia Nghĩa và các huyện: Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk R’Lấp, Krông Nô, Đắk G’Long, Tuy Đức); 71 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên: 6.514,38km²; dân số đến cuối năm 2018 khoảng hơn 650.000 người, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ.
Đóng gói alumin thành phẩm tại Nhà máy alumin Nhân Cơ
Là tỉnh đa dân tộc, với cộng đồng dân cư gồm 40 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 32% dân số toàn tỉnh. Dân tộc M’Nông, Mạ và Ê Đê là 3 dân tộc sinh sống lâu đời ở địa phương, chiếm trên 30% so với tổng số dân tộc thiểu số toàn tỉnh.
Ngay từ sau ngày thành lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông, với sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, đã khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng, lợi thế, nỗ lực trong quá trình xây dựng, kiến thiết. Hòa vào xu thế phát triển chung của cả nước, sau 15 năm tỉnh Đắk Nông đã có bước đột phá vượt bậc cả về tốc độ và chất lượng phát triển, dấu ấn nội lực thể hiện rõ nét, diện mạo chung toàn tỉnh đã thay đổi cơ bản và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nền tảng và tiền đề càn thiết để chuyển sang giai đoạn “phát triển nhanh và bền vững”.
1. Một là, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nội tỉnh (GRDP) ở mức khả; cơ cấu nền kinh tế thay đồi theo hướng tích cực; định hình được các trụ cột phát triển
Trước khi thành lập, địa bàn tỉnh Đắk Nông là 06 huyện phía Nam của tỉnh Đắk Lắk (cũ), là những huyện khó khăn nhất. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tối đa chỉ đạt mức 7,3%. Nhưng 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã vượt lên và luôn duy trì ở mức khá: giai đoạn mới thành lập (năm 2004-2010) tốc độ tăng trưởng nhanh đạt mức 14,75%/năm; giai đoạn 2011-2015 mặc dù chịu nhiều tác động từ suy thoái kinh tế trong nước và thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt binh quân 12,6%/năm; giai đoạn 2016-2018 tốc độ đạt 10,3%. Quy mô nền kinh tế năm 2018 tăng gấp 4,32 làn so với năm 2004: giai đoạn 2004-2010 tăng 2,02 lần; giai đoạn 2011-2015 tăng 1,8 lần; giai đoạn 2016- 2018 tăng 1,19 lần. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân trong giai đoạn đạt 17%/năm; riêng năm 2018 đạt 15.200 tỷ đồng, tăng 10,8 làn so với năm 2004. Tồng thu ngân sách nhà nước năm 2018 ước đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 11 lần so với số thu năm 2004. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 tăng 9,1 làn so với năm 2004; từ 4,46 triệu đồng/người năm 2004 lên 40,72 triệu đồng/người năm 2018 Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến rõ nét từ chủ yếu là nông nghiệp sang hướng công nghiệp, dịch vụ. Nãm 2004 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 72,86%, đến năm 2018 khu vực nông nghiệp đã giảm xuống còn 42,67%; khu vực phi nông nghiệp đã tăng lên 57,33%, trong đó công nghiệp xây dựng chiếm 18,35%, dịch vụ chiếm 36,42%, thuế chiếm 2,57%.
Nền kinh tể đã hình thành rõ nét ba trụ cột chủ yếu: Phát triển công nghiệp Aỉumin và luyện nhôm; Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Phát triển du lịch.
Trên lĩnh vực công nghiệp, từ một tỉnh thuần nông, quy mô công nghiệp chưa đáng kể, đến nay toàn tỉnh đã có 2.782 cơ sở, nhà máy chế biến công nghiệp, tăng gàn 1.400 cơ sở. Toàn tỉnh hiện có 2 khu công ngiệp, quy hoạch và đang phát triển 05 cụm công nghiệp; hiện đang tiếp tục triển khai Khu công nghiệp Nhân Cơ 2 để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp sau Nhôm. Quy mô của ngành công nghiệp năm 2018 tăng gần 21 lần so với năm 2004, tăng binh quân 24,6%/năm. Trong đó, các ngành chủ lực như: công nghiệp khai khoáng tăng bình quân 17,4%/năm; công nghiệp chế biến tăng bình quân 11,92%/năm; công nghiệp năng lượng tăng bình quân 46,4%/năm. Thu hút và triển khai đầu tư một số dự án công nghiệp lớn, tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế xã hội. Bước đầu hình thành chuỗi công nghiệp Alumin - luyện nhôm và sau nhôm trọng điểm của quốc gia.
Ngành nông nghiệp từng bước chuyển dần sang nền sản xuất giả trị cao hơn bằng ứng dụng kỹ thuật, khoa học và công nghệ. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2018 đạt 4,95%; bình quân đạt 5,3%/nãm. Giá trị sản phẩm trên 01 ha canh tác đạt 90,09 triệu đồng, tăng trên 60 triệu đồng/ha so với năm 2004. Quy mô và sản lượng nông nghiệp tăng đều qua các năm. Đã có một số sản phẩm nông, nghiệp khẳng định thương hiệu ưên thị trường trong và ngoài nước, như: cà phê, tiêu, cao su, chanh dây, khoai lang, bơ, sầu riêng ... Xuất hiện nhiều mô hĩnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các tiêu chuẩn Viet Gap, Global Gap; phương thức sản xuất chuyển sang quy mô tập trung, trang trại, liên kết đầu ra ngày càng rõ nét. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp và bộ mặt nông thôn được đầu tư mạnh mẽ và có sự thay đổi cơ bản: tổng nguồn vốn xã hội huy động đàu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; riêng giai đoạn 2011-2018 đạt 59.763 tỷ đồng; hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụ tưới ổn định cho 74% diện tích cần tưới (tăng 44% so với năm 2004); tỷ lệ hộ nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên 87%; triển khai đầu tư 16 dự án, bố trí, sắp xếp cho 10.804 hộ dân di cư tự do. Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới; hiện đã có 10/61 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; ước đến hết năm 2018 sẽ có thêm 6 xã đạt chuẩn; tập trung nguồn lực, phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có 22 xã, 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Trên lĩnh vực lâm nghiệp, 15 năm qua, toàn tỉnh trồng mới được hơn 47.000 ha rừng (kể cả số rừng trồng ngoài quy hoạch 03 loại rừng); tổng diện tích rừng và đất được quy hoạch phát triển rừng gàn 294.000 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt gàn 40%.
Thương mại - dịch vụ có bước phát triển; hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa được mở rộng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân 21,04%/năm; nãm 2018 đạt 14.600 tỷ đồng, tăng gấp 14,4 lần so với năm 2004. Hệ thống hạ tầng thương mại phát triển, đáp ứng hàng hóa tiêu dùng đến vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới: toàn tỉnh hiện có 45 chợ/71 xã, phường, thị trấn; 3 siêu thị và trung tâm thương mại; trên 14.000 nhà phân phối, đại lý, cơ sở kinh doanh thương mại. Hệ thống tín dụng phát triển, từ chỗ chỉ có 03 ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh vào năm 2003, đến nay đẵ cố 8 ngân hàng, 3 quỹ tín dụng. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2018 ước đạt 1,141 tỷ USD, tăng gần 23 lần so với năm 2004; tốc độ tăng bình quân 25,06%/năm trong giai đoạn 2004 - 2018; có giao dịch thương mại với 35 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Cả tỉnh hiện có 4.328 doanh nghiệp, tăng gần 29% so với năm 2004, với tổng vốn đăng ký trên 25 ngàn tỷ đồng. Đã thu hút và triển khai 24 dự án ODA với tổng mức đầu tư trên 4.500 tỷ đồng; 10 dự án FDI, vốn đãng ký 200 triệu USD; 10 dự án NGO, vốn đăng ký 1,58 triệu USD. cấp chủ trương và chứng nhận đầu tư cho 176 dự án với tổng vốn đầu tư 16.927 tỷ đồng.
Kết cấu hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới giao thông được nâng cấp hoàn thiện. Từ năm 2004 đến nay đã nhựa hóa được 1.691km đường, nâng tỷ lệ nhựa hóa đường giao thông toàn tinh từ 10% năm 2004 lên 61% năm 2018, trong đó: đường quốc lộ từ 65% lên 95%; tỉnh lộ 45% lên 100%, huyện lộ từ 15% lên 92%; nâng cấp đầu tư được 90km đương đô thị; xây dựng mới đường đến trung tâm các xã, liên xã, liên thôn thiết yếu, 100% thôn, bon có từ 1 - 2 km đường nhựa trở lên. Hệ thống lưới điện được cải tạo, nâng cấp, mở rộng đến vùng sâu, vùng xa: tỷ lệ số hộ dân được sừ dụng điện năm 2004 chỉ có khoảng 57%, đến 2018 đã tăng đến 97,5% ;71/71 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia; 99% số thôn, buôn có điện lưới. Xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới các đô thị trong toàn tỉnh. Năm 2004, Đắk Nông chỉ có 05 đô thị loại V, kể cả tỉnh lỵ; đến nay đã có 01 đô thị loại III, 02 đô thị loại IV, 5 đô thị loại V. Đầu tư xây dựng, nâng cấp đưa tỷ lệ đô thị hóa từ 7% tăng lến 26%; tỷ lệ các hộ dân thành thị sử dụng nước sạch đạt 96%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị đạt 100%; dân số sống ở đô thị tăng hơn 41 ngàn người; Hệ thống hạ tầng thông tin phát triển nhanh, hiện đại; mạng lưới bưu chính viễn thống, Internet phát triển rộng khắp; đã thực hiện việc đưa sóng truyền hình lên vệ tinh, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin và tiếp cận thông tin của nhân dân.
2. Hai là, đầu tư phát triền y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội
Giáo dục và đào tạo cỏ bước phát triển nhanh cả về chất lượng và quy mô. Hiện nay, Đắk Nông có có 402 cơ sở giáo dục với 170.592 học sinh; 122 trường học đạt chuẩn quốc gia. So với năm 2004 số cơ sở giáo dục tăng 2,3 lần, số học sinh tăng gần 1,6 lần; 100% các huyện, thị xã duy tri kết quả giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Cơ sở vật chất trường học ở các cấp học được quan tâm xây mới, cải tạo; số tiền đầu tư xây dựng bình quân 86 tỷ đồng/năm. Giáo viên ở các cấp học đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Đã đầu tư xây dựng và thành lập Trường cao đẳng cộng đồng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trường dạy nghề, Trang tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, Trung tâm tin học - ngoại ngữ cấp tỉnh.
Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dần đạt được những kết quả quan trọng. Mạng lưới y tế từ tỉnh đến huyện và xã được đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, nâng cao năng lực khám chữa bệnh. Năm 2004, toàn tỉnh có 52/61 trạm y tể tuyến xã, chưa có xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh có quy mô chỉ 100 giường, 5 bệnh viện đa khoa huyện có tổng số 310 giường, nhân lực y tế thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn; trang thiết bị y tế hạn chế và lạc hậu. Đen nay, Bệnh viện đa khoa tỉnh được xây mới với quy mô 300 giường; đầu tư và đưa vào sử dụng 07 bệnh viện tuyến huyện với hơn 770 giường; 71/71 xã, phường có trạm y tế tuyến, trong đó có 40 trạm y tế đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; tổng số nhân lực toàn ngành y tế đến nay là 2.113 người, tăng 1.213 người so với năm 2004; đạt 18,2 số giường bệnh/vạn dân; 7,5 bác sỹ/vạn dân; 56,3% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; khoảng 85% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Mờ rộng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, thực hiện hợp tác y tế, thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh, v.v...
Văn hoả, thể thao và du lịch có bước phát triển đáng kể so với những ngày đầu thành lập, Mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân ngày càng được nâng cao. Giá trị văn hoá truyền thống được khôi phục, bảo tồn và phát triển, đặc biệt là văn hoá truyền thống của dân tộc M5Nông, Mạ, Ê Đê... Sử thi Ót Ndrông của dân tộc M’Nông đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; ban hành và triển khai thực hiện các Đề án bảo tồn, phát huy lễ hội - hoa văn - cồng chiêng và nhạc cụ dân gian của dân tộc M’Nông tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2005 - 2009; Đề án bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội - hoa văn - cồng chiêng và nhạc cụ của các dân tộc tại chỗ tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2010 - 2015. Đã khôi phục được 40 lễ hội truyền thống, xây dựng 79 đội văn nghệ dân gian; tổ chức Lễ hội vãn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất - 2018 nhằm góp phần bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc vãn hỏa đặc trưng của trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và Đắk Nông nói riêng. Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao như: Trung tâm' văn hóa tỉnh; Nhà thi đấu thể dục thể thao; Sân vận động, v.v... Phát hiện, xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát triển hệ thống hang động núi lửa Đắk Nông trở thành Công viên địa chất cấp Quốc gia và hướng đến là đề nghị UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
Hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy và giới thiệu, quảng bá những nét đặc trưng vãn hóa Đắk Nông đến bạn bè trong nước và quốc tế. Môi trường vãn hóa có sự đổi thay tích cục, tạo nền tảns cho sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nãm 2018, tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa 78%; tỷ lệ thôn, bon, tổ dân phố văn hóa 75,79%; xã, phường, thị trấn văn hóa 29,58%; cơ quan đạt danh hiệu văn hóa 88,8%.
Phong trào thể dục, thể thao có bước phát triển; công tác xã hội hoá thể dục - thể thao bước đầu có kết quả, nhiều câu lạc bộ thể thao được hình thành và hoạt động tốt; tỷ lệ người dân thường xuyên tham gia luyện tập thể thao, nâng cao sức khỏe đạt 25,3%; số gia đĩnh thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao khoảng 15%. Thể thao thành tích cao được chú trọng đầu tư, đã giành được các giải thưởng cấp quốc gia. Đãng cai tổ chức một số giải thi đấu thể thao khu vực và toàn quốc.
Hoạt động du lịch có sự khởi sắc, khách du lịch tăng bình quân 13%/năm, tổng doanh thu tăng bình quân 18%/năm; giai đoạn 2016-2018 tổng lượt khách du lịch ước đạt 638 ngàn người, trong đó khách quốc tế 15,5 ngàn lượt. Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư, toàn tỉnh hiện có 199 cơ sở lưu trú, với hơn 2.200 phòng; 07 dự án, khu du lịch với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
Hoạt động bảo chí, truyền thông được quan tâm đầu tư. Nỗ lực phát triển hệ thống truyền thông, thông tin cơ sở; quan tâm đầu tư phát triển quy hoạch báo chí - xuất bản. Báo Đắk Nông, Đài PT-TH Đắk Nông là những cơ quan báo chí có tốc độ phát triển nhanh theo hướng hiện đại, bắt kịp các xu thế truyền thông mới. Đảm bảo phủ sóng phát thanh, truyền hĩnh; cung cấp các ấn phẩm báo chí đến vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
3. Ba là, thực hiện có hiệu quả chính sách lao động, việc làm, an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, chăm lo người nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Số người trong độ tuổi lao động toàn tỉnh đang làm việc trong các ngành kinh tế là 388 ngàn người, chiếm 61,6% dân số. Cơ cấu lao động chuyển dịch từ đa số lao động trong khu vực nông nghiệp, đến nay lao động trong khu vực công nghiệp 15,4%, lao động khu vực dịch vụ 22,3%, lao động nông nghiệp còn 62,3%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng dần, đến nay đạt 37%. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 5.000 lao động, số lao động được tạo việc làm mới và việc làm tăng thêm trong giai đoạn đạt 226,6 ngàn lượt người. Toàn tỉnh có 18 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong những năm qua, các cơ sở đào tạo nghề đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề cho trên 62 ngàn lượt người.
Dù còn nhiều khó khăn, song tỉnh đã dành một phàn đáng kể các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tàng kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đậc biệt khó khăn; huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các chính sách an sinh - xã hội; thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách giảm nghèo. Đến năm 2018, ước hộ nghèo chiếnt 44,Ọr7%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ 39,45%; giảm bình quân trên 2%/năm, riêng hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS giảm trên 5%/nãm. Đã hỗ trợ 5.725 hộ có đất sản xuất, đất ở (thuộc chương trình 134, 1592, 755); xây mới và cải tạo được 5.259 căn nhà (thuộc chương trình 134); tổng vốn đầu tư cho các xã, thôn, bon đặc biệt khó khàn theo chương trình 135 là 456,7 tỷ đồng. Công tác chăm sóc người có công, gia đình chính sách được cấp ủy, chính quyền các cấp và cả xã hội quan tâm thực hiện.
4. Bốn là, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng
Quốc phòng - an ninh đừợc củng cố, tăng cường, xây dựng lực lượng chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại; làm tốt vai trò tham mưu, góp phần chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các loại tội phạm, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Kịp thời nắm bắt, giải quyết các vụ việc phức tạp; kiềm chế tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự trị an. Ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động; đã phát hiện, bóc gỡ, xử lý hàng trăm đối tượng liên quan đến hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; bảo đảm an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, an nỉnh nông thôn, an ninh trên lĩnh vực tôn giáo và an ninh, trật tự tuyến biên giới; không để xảy ra biểu tình, bạo loạn, vượt biên, xâm nhập trái phép. Đã hoàn thành trên 84% khối lượng công việc phân giới, cắm mốc tuyến biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Campuchia qua địa bàn tỉnh.
Chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị động viên và công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt được nâng cao. Công tác diễn tập phòng thủ định kỳ được triển khai nhuần nhuyễn, góp phần chủ động các phương án sẵn sàng chiến đấu được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Khu vực phòng thủ tỉnh và các huyện, thị xã được chăm lo xây dựng toàn diện, vững chắc. Hoàn thành nhiệm vụ tuyển quận hằng nàm. Lực lượng vũ trang địa phương tham gia tích cực, có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế quốc phòng, phòng chống thiên tai, hỏa hoạn.
Hoạt động đối ngoại chuyển biến tích cực, chủ động mở rộng các quan hệ hợp tác, liên kết, đầu tư với một số tỉnh, thành trong nước, với một số định chế tài chính quốc tế, tổ chức phi chính phủ và đại sứ quán, lãnh sự quán của các nước.
5. Năm là, hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý
Vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng không ngừng được tăng cường; chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng đối với toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị được nâng lên; mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ngày càng được củng cố bền chặt.
Công tác chính trị, tư tưởng luôn được quan tâm và coi trọng, góp phần nâng cao nhận thức, tính tích cức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ, tạo sự đoàn kết nhất trí trong Đảng bộ và sự đồng thuận trong toàn xã hội. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai thường xuyên và từng bước có chiều sâu, tạo sức lan tỏa rộng, gán kết chặt chẽ với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về công tác xây dựng Đảng.
Công tác tổ chức, cán bộ và phát triển đảng viên được triển khai đồng bộ, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước được nâng lên. Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng được chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm. Việc thi hành kỷ luật trong Đảng của Đảng bộ được thực hiện nghiêm minh, kịp thời, đảm bảo đúng nguyên tắc, phương châm, phương pháp; góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng.
Công tác dân vận của Đảng được quan tâm. Các tổ chức trong hệ thống chính trị đã tăng cường phối hợp làm công tác dân vận, dân vận chính quyền, nhất là nắm bắt tâm tư nguyện vọng, lắng nghe và xử lý kịp thời những phát sinh ở các địa bàn trọng điểm, tích cực tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, khuyến khích, động viên nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước nâng cao đời sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự ừên địa bàn.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực sự trở thành cầu nối giữa nhân dân vói Đảng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, kiện toàn về tổ chức, phát triển đoàn viên, hội viên; từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng các hình thức tập hợp quần chúng, chú trọng hướng về cơ sở. Thực hiện đồng bộ và khá hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước...; phát huy tinh thần tự quản của nhân dân, động viên các tầng lóp nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quôc phòng - an ninh, tham gia giám sát, phản biện và góp ý, xây dựng Đảng, chính quyền.
Hệ thống chính quyền được củng cố, tăng cường từ tỉnh đến cơ sở. Đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng trưởng thành, từng bước nâng cao về trình độ, năng lực chuyên môn. Tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị của tỉnh được xây dựng hợp lý; chức năng, nhiệm vụ được phân định rõ ràng giữa cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đến nay hệ thống phần mềm văn phòng điện tử được kết nối liên thông tới 100% các cơ quan hành chính từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Tỷ lệ vãn bản điện tử trao đổi giữa các đơn vị hoàn toàn dưới dạng điện tử (không dùng vãn bản giấy) trên phần mềm đạt 98%. Cải cách hành chính được triển: khai tương đối đồng bộ trên cả 4 nội dung: Cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ - công-chức, cải cách tài chính công. Thành lập Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, làm đầu mối tiếp nhận và xứ ỉý khoảng 1.500 thủ tục hành chính trên các lĩnh vực.
BBT: (T/h)