23:38 Thứ hai, Ngày 27 Tháng 1 Năm 2025
Gửi cho bạn bè

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 9/2018
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 9/2018

Ngày Đăng: 30/08/2018, Lượt Xem: 2579

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,

 ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 

CHUYÊN ĐỀ

THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ THEO

TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

(Tài liệu dành cho đoàn viên, thanh niên năm 2018, ban hành kèm theo

Công văn số 724 -CV/TWĐTN-BTG, ngày 14/5/2018

của Ban Bí thư Trung ương Đoàn)

------------------

 

Phần thứ nhất

TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG MẪU MỰC HỒ CHÍ MINH

VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

2.Một số điểm chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chống lãng phí

Trong Hồ Chí Minh toàn tập (15 tập, Nxb CTQG, HN, 2011), chữ “lãng phí”xuất hiện 334 lần, chữ “chống lãng phí” có 35 lần. Đặc biệt, Người có cả bài viết chuyên sâu vê “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống lãng phí thể hiện ở một số điểm chính sau đây:

2.1. Các hình thức lãng phí cần phải chống:

+ Lãng phí sức lao động. Vì kém tinh thần phụ trách, vì tổ chức sắp xếp vụng, việc gì ít người cũng làm được mà vẫn dùng nhiều người, nên sinh ra lãng phí sức lao động. Người chỉ rõ, trong quân đội, các cơ quan, các xí nghiệp đều có khuyết điểm ấy. Trong việc sửa chữa đường cầu, phục vụ chiến dịch, lãng phí dân công khá nhiều, vì tổ chức không khéo.

+ Lãng phí thời giờ: Việc gì có thể làm trong một ngày một buổi, cũng kéo dài đến mấy ngày. Người chỉ ra thí dụ: Những cuộc khai hội, vì người phụ trách chuẩn bị chương trình không đầy đủ, người đến dự hội thì không chuẩn bị ý kiến, đáng lẽ chỉ một ngày thì bàn bạc và giải quyết xong vấn đề, song cuộc khai hội kéo dài đến 5, 3 ngày.

+ Lãng phí tiền của nhà nước, cơ quan, của cá nhân. Biểu hiện ở nhiều mặt: Các cơ quan dùng vật liệu một cách phí phạm. Các xí nghiệp dùng máy móc và nguyên liệu không hợp lý. Cục vận tải giữ gìn xe cộ, tiết kiệm dầu mỡ không triệt để. Sở kho thóc làm kho tàng không cẩn thận; người giữ kho kém tinh thần trách nhiệm, để thóc ẩm ướt, hao hụt, hư hỏng. Mậu dịch không khéo tính toán sắp xếp, để hàng hóa hao hụt, lỗ vốn. Ngân hàng không khéo sử dụng tiền bạc, để tiền bạc ứ đọng lại, không bổ ích cho việc tăng gia sản xuất. Cơ quan kinh tế làm kế hoạch không thiết thực, không sát với hoàn cảnh, để Chính phủ phải lỗ vốn. Bộ đội không biết quý trọng giữ gìn quân trang, quân dụng và chiến lợi phẩm. Nhân dân bỏ hoang ruộng đất, đốt vàng mã, bán trâu, cầm ruộng để làm đám cưới, đám ma...[1].        

2.2. Nguyên nhân của lãng phí:

“Do quan liêu, thiếu trách nhiệm”, do “lập kế hoạch không chu đáo”, do “tính toán không cẩn thận”, hoặc “vì xa xỉ, phô trương hình thức, nào liên hoan, nào “báo chí”, nào kỷ niệm, sắm sửa lu bù, xài tiền như nước…”[2].

2.3. Tác hại của lãng phí:

“Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng lại rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi còn tai hại hơn tham ô”[3]. “Để lãng phí như gió vào nhà trống, tham ô có tội, lãng phí cũng có tội, nhân dân giao tiền của cho mình, để lãng phí là có tội với nhân dân”[4]. Bởi vậy, phải tích cực chống lãng phí. “Mọi ngành, mọi người, mọi tổ phải ra sức thi đua… Phải chống tư tưởng bảo thủ, chống tác phong quan liêu, chống lãng phí”[5]

Theo Hồ Chí Minh, lãng phí cùng với tham ô và bệnh quan liêu là “kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ. Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta. Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến. Vì nó làm chậm trễ công cuộc kháng chiến và kiến quốc của ta. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính. Để kháng chiến thắng lợi, để xây dựng nước nhà, chiến sĩ thì hy sinh xương máu, đồng bào thì hy sinh mồ hôi nước mắt để đóng góp. Mà những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”[6].

2.4. Tầm quan trọng của chống lãng phí: Theo Người, “chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị. Cũng như ở các mặt trận khác, muốn thắng ở mặt trận này, ắt phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt phải có lãnh đạo và trung kiên”[7].

  1. Tấm gương mẫu mực Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiện, chống lãng phí

Hồ Chí Minh không chỉ bàn luận về tiết kiệm, lãng phí dưới góc độ lý luận mà chính bản thân Người đã là tấm gương mẫu mực về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tư tưởng của Người về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thể hiện năng lực tư duy khoa học, sáng tạo và phẩm chất đạo đức, phong cách, lối sống thanh cao của một danh nhân văn hóa kiệt xuất nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống, công việc hàng ngày, ai cũng có thể học tập, làm theo được. Người coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như một phẩm chất đạo đức cần phải có của người cách mạng, là điều kiện bắt buộc trong thực thi đời sống mới và cũng là một yêu cầu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải khắc phục khuyết điểm, tức là phải tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ của công”[8].

Tấm gương mẫu mực Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí biểu hiện xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người ở mọi lúc, mọi nơi, mọi công việc và trong sinh hoạt hàng này. Dưới đây là một số nội dung chính:

3.1. Tiết kiệm trong đời sống cá nhân để sử dụng cái tiết đó phục vụ tổ chức, đoàn thể, cách mạng.

Người sống một đời sống vật chất giản dị, đạm bạc và chỉ sử dụng cho mình những vật dụng tối cần thiết. Ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay lao động, làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động cách mạng, Người đã tranh thủ thời gian để đi đến nhiều nơi, học tập nhiều điều, tìm ra con đường cứu nước. Khi trở thành người đứng đầu Đảng và Nhà nước, dù trong chiến tranh ở chiến khu hay trong hoà bình tại Thủ đô Hà Nội, Người vẫn sống giản dị, tiết kiệm như một lẽ tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày. Người dành khoản tiết kiệm cá nhân để dùng cho hoạt động của tổ chức, đoàn thể, cách mạng. 

3.2. Tiết kiệm tiền của, thời gian của nhà nước, của cán bộ, nhân dân.

Cả cuộc đời Bác sống giản dị, tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân. Đã có biết bao câu chuyện cảm động về tấm gương mẫu mực đó, từ những việc nhỏ như sử dụng chiếc phong bì vài lần, đi đôi dép lốp đã cũ, mặc chiếc áo đã sờn vai…, đến chiếc ô tô, ngôi nhà sàn… Để tiết kiệm thời gian của cán bộ nhân dân, Người chủ động đến dự lớp học, thăm cán bộ, nhân dân, chiến sỹ rất đúng giờ. Những câu chuyện cảm động như Bác đội mưa đến dự Hội nghị đúng giờ để nhiều người không phải chờ đợi; Bác chủ động đến chúc Tết cán bộ Hà Nội khi đoàn đang chuẩn bị đến chúc Tết Bác nhưng chưa đi được vì gặp cơn mưa bất chợt… Trước lúc vĩnh biệt chúng ta, Người dặn: “Sau khi tôi qua đời chớ nên tổ chức phúng biếu linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”. 

3.3. Quan tâm nhắc nhở cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bác viết nhiều tài liệu để giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Người kêu gọi trong mọi hành động, mọi lĩnh vực và mỗi người đều phải tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt yêu cầu phải triệt để tiết kiệm của công vì đó là mồ hôi, công sức của dân, xương máu của bộ đội, chiến sĩ… Người yêu cầu phải tiết kiệm thời gian, giảm họp hành, họp phải đúng giờ. Những câu chuyện kể về lời nhắc nhở của Bác đối với một vị tướng chủ trì hội nghị đến chậm 5 phút, phải nhân 5 phút đến chậm đó với 500 người chờ đợi.

Khi phê bình một số địa phương chưa thực hành tiết kiệm, Bác nói: Trung ương thường nhắc nhở các địa phương phải ra sức sản xuất và tiết kiệm. Nhiều nơi đã thực hiện tốt. Nhưng có nơi, giấy gửi đi, hình như chữ bị hao mòn, chữ “tiết kiệm” lại hoá ra chữ “tiết canh”. Rồi Bác đưa ra dẫn chứng đọc từ Báo Hải Phòng: vì cán bộ thiếu gương mẫu, ở xã Mỹ Phúc nạn lạm sát lợn vẫn thường xẩy ra. Khánh thành trạm bơm cũng giết 2 con lợn. Hợp tác xã tổng kết giết 4 con lợn, ăn cơm tập đoàn cũng giết 1 con lợn...[9].     

3.4. Kêu gọi mọi người thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để xây dựng đất nước.

Hồ Chí Minh cho rằng, yêu nước thì phải thi đua thực hành tiết kiệm, tích cực chống lãng phí để xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về phần mình, Người tiết kiệm để giành cho nhân dân, gương mẫu cho cán bộ, đảng viên, nhân dân làm theo. Mỗi tuần nhịn ăn 1 bữa để giành gạo cho dân đang đói; dùng tiền tiết kiệm được của riêng mình để giành tặng bộ đội. Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, Bác yêu cầu thư ký rút tiền tiết kiệm của Bác (trị giá khoảng 60 cây vàng) để mua nước ngọt gửi cho bộ đội trực chiến trên các chiến trường miền Bắc.

Tấm gương đạo đức sống trong sạch, tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là mẫu mực cho mọi người Việt Nam học tập, làm theo mà còn được báo chí nước ngoài, bạn bè quốc tế nhiều lần nhắc đến, mến phục.

Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn

 

THEO DÒNG LỊCH SỬ -  NGÀY NÀY NĂM ẤY

 

- 02/9/1945: Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- 02/9/1969: Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần.

- 12/9/1930: Xô Viết Nghệ Tĩnh.

- 20/9/1977: Việt Nam trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc.

- 23/9/1977: Nam Bộ kháng chiến.

- 27/9/1940: Khởi nghĩa Bắc Sơn.

- 30/9/1988: Kỷ niệm ngày mất của đồng chí Trường Chinh.

 

  Ngôi nhà 48 Hàng Ngang - Nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn độc lập

1.Hành trình viết Tuyên ngôc Độc lập của Bác Hồ

Ngày 19-8, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền Thủ đô đã thuộc về cách mạng. Ngày 23-8, đồng chí Lê Đức Thọ lên đón Bác Hồ từ Việt Bắc về đến thôn Phú Gia, xã Phú Thượng (nay là phường Phú Thượng thuộc quận Tây Hồ). Ngày 25-8 đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh… đã đưa Bác đến ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Khi ô tô đưa Người đến không đỗ ở phía mặt tiền ngôi nhà mà dừng ở cổng hậu là số 35 phố Hàng Cân để vào nhà nhằm bảo đảm an toàn bí mật. Nhà 48 Hàng Ngang thuộc chủ sở hữu của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ (sau này thường gọi là bà Bô) – một doanh nhân, một gia đình giàu lòng yêu nước và là cơ sở cách mạng của Hà Nội.

Trước khi đón Bác Hồ đến, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã bàn với chủ nhà chuẩn bị một chỗ ở để đón “Ông Cụ dưới quê lên chơi”. Khi Bác đến, đồng chí Trường Chinh đã giới thiệu với gia đình ông bà Bô: “Hôm nay ông Cụ dưới quê vừa lên đã ghé lại đây”. Sau này bà chủ nhà hồi niệm lại: Cụ lưu lại từ 25-8 đến 1-9. Quả thật trong thời gian này chúng tôi không biết đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Bác Hồ. Đến ngày 2-9, khi đến dự lễ Quốc khánh, chúng tôi mới biết và thấy tự hào vô cùng.

Tại gian phòng tầng hai này, ngày 26-8, Bác đã nghe các đồng chí Thường vụ Trung ương báo cáo tình hình khởi nghĩa ở Hà Nội và các tỉnh, TP trong cả nước - đem sức ta giải phóng cho ta. Tiếp đó Bác đề xuất với Thường vụ một số việc cấp bách: Mở rộng thành phần Chính phủ lâm thời, thực hiện đoàn kết rộng rãi, mời thêm những nhân sĩ, trí thức yêu nước vào thành viên Chính phủ. Soạn thảo ngay bản Tuyên ngôn độc lập và tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại Hà Nội với sự tham dự của đông đảo nhân dân Thủ đô để Chính phủ cách mạng ra mắt quốc dân và công bố bản Tuyên ngôn độc lập với đồng bào trong nước và nhân dân thế giới. Ngày cử hành cuộc mít tinh dự kiến là 2-9 tại vườn hoa Ba Đình. Ngày 27-8 Hồ Chủ tịch chủ trì cuộc họp với các thành viên Chính phủ lâm thời để chuẩn bị lễ ra mắt quốc dân.

Bác Hồ đã dành trọn 3 ngày từ 28 đến 30-8, tập trung tâm lực, trí tuệ, bản lĩnh của một vị lãnh tụ để soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập trên tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang với chiếc máy đánh chữ Người đã từng sử dụng ở căn cứ địa CM Việt Bắc. Với trải nghiệm của quá trình hoạt động cách mạng từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, từ hải ngoại đến trong nước, Người đã hoàn thành bản Tuyên ngôn độc lập.

  1. 2. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang: di tích lịch sử cách mạng của đất nước

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang - Hà Nội đã gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại nhất của đất nước ngay giữa lòng Thủ đô nghìn năm văn hiến, đầy ắp những di tích lịch sử cách mạng, văn hóa. Theo chỉ đạo của Thành ủy và Bộ Văn hóa – Thể thao - Du lịch, năm 2008 Hà Nội đã triển khai dự án tu bổ, tôn tạo, phục hồi nguyên trạng di tích 48 Hàng Ngang.

Theo dự án, tầng 1 của ngôi nhà - phòng ngoài được tái tạo lại thành nội thất của cửa hàng bán tơ lụa như vốn có từ hơn 60 năm trước. Tầng 2 - nơi làm việc của Bác Hồ và Thường vụ Trung ương được giữ nguyên nội thất với những hiện vật đã có, trong đó đặt ở giữa chiếc bàn chữ nhật dài màu cánh gián, 8 ghế tựa đặt ở hai bên, một ghế lớn ở đầu, đều bọc nỉ xanh, phủ khăn trắng, và một bàn nhỏ đặt máy chữ của Bác Hồ sử dụng. Trên tầng 3 và 4 thiết bị thành các phòng trưng bày giới thiệu về những đóng góp của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ cho cách mạng cùng một phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và trưng bày chuyên đề về học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ.

                                                                                          Nguồn: baomoi.com

 

02/9/1945: Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

 

Cách mạng tháng tám thành công, Trung ương Đảng phái đồng chí Lê Đức Thọ lên chiến khu đón chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội và nghỉ tại thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, Từ Liêm. Sau đó Người về ở nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội.

Tại cuộc họp của chính phủ lâm thời, theo đề nghị của Người một chính phủ thống nhất toàn quốc thể hiện ở chính sách đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước và những nhân sĩ tiến bộ được thành lập.

Buổi trưa ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội, trong cuộc mít tinh của trên 50 vạn nhân dân Hà Nội và vùng lân cận chào mừng chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra đời. Bản tuyên ngôn độc lập khẳng định:

“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!...Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Tuyên ngôn độc lập do chủ tịch Hồ Chí Minh viết là sự phát triển của bản yêu cầu mà Người gửi cho hội nghị hòa bình ở Vec-xây năm 1919, là sự phát triển của chương trình Việt Minh mà người soạn thảo năm 1941. Nó là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng tha thiết nhất của dân tộc Việt Nam và nói lên tâm hồn trong sáng, khí phách hào hùng của nhân dân ta.

“Bản tuyên ngôn độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trên những hải đảo xa xôi, trên những máy chém, trên chiến trường. Bản tuyên ngôn độc lập là kết quả của bao nhiêu hy vọng gắng sức và tin tưởng của hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam” (Trần Dân Tiên - những mẩu chuyện về đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh).

Ngày độc lập 02/9/1945 là ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam, chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên nhân dân ta làm chủ vận mệnh của mình để thực hiện độc lập, tự do và hạnh phúc.

Từ đó, ngày 02/9 trở thành ngày quốc khánh của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

23/9/1945: Ngày Nam Bộ Kháng chiến

 

Chỉ 03 tuần lễ sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 23/9/1945 thực dân Pháp núp dưới bóng quân đội Anh tước vũ khí của quân đội Nhật ở Nam Bộ, âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. 6.000 quân Pháp dựa vào hơn 1 vạn quân Anh đã trắng trợn gây hấn ở thành phố Sài Gòn. Chúng mưu toan chiếm Nam Bộ làm bàn đạp chiếm cả Việt Nam và Đông Dương.

7h sáng ngày 23/9, Xứ uỷ và Uỷ ban hành chính Nam Bộ (sau đổi tên thành Uỷ ban kháng chiến) họp khẩn cấp tại phố Cây Mai (Chợ Lớn) có đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương Đảng và tổng bộ Việt Minh tham dự. Hội nghị quyết định phát động nhân dân kiên quyết kháng chiến chống xâm lược. Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập, ra lệnh tổng bãi công, bãi thị, bất hợp tác với địch, phong toả địch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Bộ sục sôi căm thù, nhất tề đứng dậy, xông ra mặt trận quyết chiến với quân xâm lược, mở ra một trang sử oanh liệt mới: Nam Bộ Kháng Chiến.

Chiều 23/9, cả Sài Gòn đình công, không hợp tác với Pháp. Các công sở xí nghiệp, hãng buôn đóng cửa, chợ không họp, xe ngừng chạy. Các ụ chiến đấu mọc lên khắp nơi. Ngay những ngày đầu, quân Sài Gòn đã tiêu hao sinh lực địch và phá huỷ một phần cơ sở vật chất của chúng. Tiếng súng kháng chiến ở Sài Gòn chấn động cả nước. Nhiều tỉnh Nam Bộ đưa lực lượng đoàn viên, thanh niên về góp sức với Sài Gòn chống quân xâm lược. 

Ban thường vụ Trung ương Đảng họp chủ trương đánh mạnh quân Pháp ở Nam bộ, quyết tâm giành thắng lợi ở chiến trường để tạo điều kiện cho việc đấu tranh với quân Tưởng ở ngoài Bắc. Ngày 27/9/1945, chủ tich Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào miền Nam khẳng định quyết tâm kháng chiến của Đảng, chính phủ và nhân dân ta, chỉ rõ mục tiêu chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Người nêu cao lẽ sống “thà chết tự do hơn sống nô lệ” của nhân dân ta. Đáp lời kêu gọi của Người, xứng đáng với lòng tin cậy và sự cổ vũ của nhân dân cả nước, nhân dân Nam Bộ vùng dậy dũng cảm đánh trả kẻ địch có trang bị hiện đại, làm thất bại âm mưu của địch, tạo điều kiện để ta củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc.

Tháng 02/1946, thay mặt chính phủ và đồng bào cả nước, chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Nam Bộ danh hiệu vẻ vang: “Thành đồng Tổ quốc”.

                                                           Nguồn: www.baotangtonducthang.com

 

CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2018 - 2019

 

Trong không khí hân hoan chào đón năm học mới 2018 - 2019, chúng tôi xin gửi tới các em học sinh, các bạn đoàn viên thanh niên và cán bộ Đoàn các cấp Bức thư Bác Hồ gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập năm 1945:

“Các em học sinh,

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.

Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà.

Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Ðối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước.

Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ.

Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

Chào các em thân yêu”

                                                                                                        HỒ CHÍ MINH    
                                                                                                        (Tháng 9-1945)    

                                                                          Nguồn: www.nhandan.com.vn

 

SỔ TAY NGHIỆP VỤ

 

Trong tài liệu sinh hoạt Chi đoàn số 09/2018, chúng tôi tiếp tục gửi đến các bạn đoàn viên thanh niên, tổ chức Đoàn Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022, cụ thể như sau:

 

ĐIỀU LỆ

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

(Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua ngày 13/12/2017)

CHƯƠNG III

CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CẤP TRUNG ƯƠNG

Điều 11:

  1. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nhiệm kỳ là 5 năm, do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn triệu tập.
  2. Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi toàn quốc của nhiệm kỳ; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; thông qua Điều lệ Đoàn.

Điều 12:

  1. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn có nhiệm vụ chấp hành Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc, lãnh đạo công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội; tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu toàn quốc; kiến nghị, đề xuất và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
  2. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được thực hiện thí điểm một số chủ trương mới xuất phát từ thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; điều chỉnh nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc khi được sự đồng ý của Bí thư Trung ương Đảng; kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ Đại hội đại biểu cấp tỉnh khi cần.
  3. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn một năm họp ít nhất hai kỳ.

Điều 13:

  1. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn bầu Ban Thường vụ, Bí thư thứ nhất và các Bí thư trong số Ủy viên Ban Thường vụ; bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trong số Ủy viên Ủy ban Kiểm tra.
  2. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn gồm Bí thư thứ nhất, các Bí thư, các Ủy viên Thường vụ. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo các cấp bộ Đoàn trong việc thực hiện nghị quyết đại hội và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
  3. Ban Bí thư Trung ương Đoàn gồm Bí thư thứ nhất và các Bí thư, thay mặt Ban Thường vụ tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đoàn; chuẩn bị các vấn đề trình Ban Thường vụ xem xét, quyết định các chủ trương công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi và giải quyết các công việc hằng ngày của Đoàn. Ban Bí thư Trung ương Đoàn làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

 

CHƯƠNG IV

CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN

 

Điều 14:

  1. Đại hội đại biểu của Đoàn cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương có nhiệm kỳ là 5 năm 1 lần. Đại hội đại biểu Đoàn các trường đại học, cao đẳng là 5 năm 2 lần.
  2. Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của cấp mình; bầu Ban Chấp hành; góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.

Điều 15:

  1. Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương lãnh đạo thực hiện nghị quyết Đại hội cấp mình; nghị quyết, chỉ thị của Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp; báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp; kiến nghị, đề xuất và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
  2. Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh và tương đương một năm họp ít nhất hai kỳ; Ban Chấp hành Đoàn cấp huyện và tương đương một năm họp ít nhất bốn kỳ.

Điều 16:

  1. Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương bầu Ban Thường vụ; bầu Bí thư, các Phó Bí thư trong số Ủy viên Ban Thường vụ; bầu Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trong số Ủy viên Ủy ban Kiểm tra của cấp mình.
  2. Ban Thường vụ Đoàn từ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương gồm Bí thư, các Phó Bí thư và các Ủy viên Ban Thường vụ. Ban Thường vụ thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo mọi mặt công tác của Đoàn giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành.
  3. Ban Thường vụ Đoàn cấp tỉnh được quyết định kéo dài, rút ngắn nhiệm kỳ Đại hội Đoàn cấp huyện và cấp cơ sở để phù hợp với nhiệm kỳ chung nhưng không quá nửa nhiệm kỳ của cấp đó.

 

CHƯƠNG V

TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN

 

Điều 17:

  1. Tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân.
  2. Tổ chức cơ sở Đoàn có thể trực thuộc Đoàn cấp huyện, Đoàn cấp tỉnh tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị.
  3. Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Chi đoàn sinh hoạt định kỳ một tháng một lần; đối với các đơn vị đặc thù thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
  4. Đơn vị có ba đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ ba đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn có thể thành lập các phân đoàn.
  5. Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ hai chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở.
  6. Trong một địa bàn, lĩnh vực hoạt động có nhiều chi đoàn, có nhu cầu liên kết, phối hợp thì có thể thành lập liên chi đoàn.
  7. Các đội thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh có thời hạn xác định được thành lập tổ chức Đoàn theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.

 

Điều 18:

          Tổ chức cơ sở Đoàn có nhiệm vụ:

  1. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.
  2. Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.
  3. Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.

Điều 19:

          Tổ chức cơ sở Đoàn có quyền:

  1. Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội.
  2. Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác thanh niên.
  3. Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp.

Điều 20:

  1. Đại hội đoàn viên của chi đoàn, chi đoàn cơ sở; Đại hội đoàn viên hoặc Đại hội đại biểu của Đoàn cơ sở do Ban Chấp hành chi đoàn, chi đoàn cơ sở, Đoàn cơ sở triệu tập.
  2. Nhiệm kỳ Đại hội của chi đoàn và tổ chức cơ sở Đoàn:

          Đại hội chi đoàn khu vực địa bàn dân cư, chi đoàn trong trường học, Đoàn trường trung học phổ thông, Đoàn Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là 1 năm 1 lần.

          Đại hội chi đoàn cơ sở; chi đoàn trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp; Đoàn trường trung cấp là 5 năm 2 lần.

Đại hội Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn; Đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp là 5 năm 1 lần.

  1. Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ; bầu Ban Chấp hành; góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên (nếu có).

Điều 21:

  1. Chi đoàn có dưới 9 đoàn viên chỉ bầu Bí thư, Phó Bí thư; từ 9 đoàn viên trở lên bầu Ban Chấp hành, Bí thư, Phó Bí thư. Ban Chấp hành Đoàn cơ sở bầu Ban Thường vụ (nếu có), Bí thư, Phó Bí thư.
  2. Ban Chấp hành chi đoàn, chi đoàn cơ sở và Đoàn cơ sở mỗi tháng họp ít nhất một kỳ, ở những nơi đặc thù do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định.

(còn tiếp)

Nguồn: doanthanhnien.vn

BÀI HÁT THANH NIÊN

Chúng tôi xin gửi đến các bạn đoàn viên thanh niên lời bài hát:

Đến với con người Việt Nam tôi

Nhạc sĩ: Xuân Nghĩa

 

Này bạn thân nơi năm châu bốn phương
Việt Nam đất nước chúng tôi xin chào
Ngày nào còn chìm trong khói bom
Mà giờ đây cất cao lời ca vang.

Hà nội thủ đô con tim dấu yêu
Ngược xuôi phố xá đã vui thêm nhiều
Tàu vào Nam rộn vang tiếng ca
Ngàn bàn tay vẫy nhau chào tương lai.

Sài Gòn hôm nay bao nhiêu đổi thay
Hoà theo sức sống với bao công trình
Từ bàn tay cùng nhau đắp xây
Để giờ đây chúng tôi gọi mời.

Hãy đến với những con người Việt Nam tôi
Đến với quê hương đất nước thanh bình
Đến với tết đón giao thừa ngày ba mươi
Với những chiến công mùa xuân năm ấy.

Quê hương tôi đây đã sống hôm qua
Quê hương tôi đây vẫn sáng hôm nay
Quê hương tôi đây sẽ mãi mai sau
Vang danh non sông trái tim Việt Nam.

Một ngày cha ông vang danh núi sông
Một ngày đất nước đứng lên thanh bình
Ngày dựng xây cùng bao cánh tay
Ngày hôm nay bước lên cùng anh em.

Mảnh đạn năm xưa gieo trên đất nâu
Giờ đây đã hoá những thân lúa vàng
Gởi vào trong từng trang sách thơ
Chờ tương lai trái tim mỉm cười.

 

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 7, tr.356-357.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 13, tr.416.

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 7, tr.357.

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 11, tr.496.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 11, tr.531.

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 7, tr.357

[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 7, tr.358.

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 11, tr.110.

[9] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tập 115, tr.281.

BBT

Video

http://doanthanhnien.vn/tin-tuc/phong-chong-tac-hai-cua-thuoc-la

Liên kết website

Thống kê

Đang có 594 khách và không thành viên đang online

Porno fuegoporno.com Phim Sex HayTamil Sex Padam Porn - XVIDEOS COM Free desijimo.net porno peliculas XXX BF Sex Video sesso film