Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 1 năm 2021
Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 1 năm 2021

Ngày Đăng: 13/01/2021, Lượt Xem: 3354

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 01/2021
----------

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 

CHIẾC ĐỒNG HỒ - BÀI HỌC VỀ SỰ ĐOÀN KẾT

 

Giữa mùa thu năm 1954, Bác đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản Thủ đô, ai nấy cũng đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp về công tác, ai ai cũng có nguyện vọng được đề nghị cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Lúc đó, Bác lên diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường từng câu hỏi về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác. Đến câu hỏi:

-Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng? Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:

- Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?

- Thưa không được ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và kết luận:

- Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, điều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ… cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?

Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những suy nghĩ riêng tư của mình.

Cũng chiếc đồng hồ ấy, một dịp vào cuối năm 1954 Bác đến thăm một đơn vị pháo binh đóng ở Bạch Mai đang luyện tập để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh đón mừng chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau khi đi thăm nơi ăn, chốn ở của bộ đội, Bác đã dành một thời gian dài để nói chuyện với anh em. Bác lấy ở túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt, âu yếm nhìn mọi người rồi chỉ vào từng chiếc kim, từng chữ số và hỏi anh em về tác dụng của từng bộ phận. Mọi người đều trả lời đúng cả. Song chưa ai hiểu tại sao Bác lại nói như vậy?

Bác vui vẻ nói tiếp: “Đã bao nhiêu năm nay, chiếc kim đồng hồ vẫn chạy để chỉ cho ta biết giờ giấc, chữ số trên mặt vẫn đứng yên một chỗ, bộ máy vẫn hoạt động đều đặn bên trong. Tất cả đều nhịp nhàng làm việc theo sự phân công ấy”, nếu hoán đổi vị trí từng bộ phận cho nhau thì có còn là chiếc đồng hồ nữa không! Sau câu chuyện của Bác, anh chị em đều hiểu ý Bác dạy: Việc gì cách mạng phân công phải yên tâm hoàn thành.

Và Bác đã mượn hình ảnh chiếc đồng hồ quả quýt làm ví dụ để giáo dục, động viên những kỹ sư trẻ Trường Đại học Nông Lâm Hà Nội vào dịp dến thăm trường ngày 24/5/1959, khi Bác đang khuyên sinh viên phải yên tâm cố gắng học tập, Bác cũng lấy trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi mọi người từng bộ phận của đồng hồ, từ cái kim giờ, kim phút, kim giây đến các bộ phận máy và bánh xe bên trong đồng hồ.

Sau đó, Bác kết luận rằng mỗi một bộ phận có chức năng làm việc riêng, có thể người ngoài không thấy được nhưng đều có nhiệm vụ làm cho đồng hồ chạy và chỉ đúng giờ. Ngoài xã hội cũng vậy, sau khi học xong ra phục vụ các ngành nghề đều ngang như nhau, không ai cao sang hơn ai, cho nên các cháu phải cố gắng yên tâm học tập, học tập cho thật giỏi đề trở thành kỹ sư nông nghiệp giỏi phục vụ nền nông nghiệp nước nhà. Đến ngày nay, câu chuyện về chiếc đồng hồ đã  được Giáo sư - Tiến sỹ Vũ Hoan, người sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Hà Nội khi xưa, được vinh dự gặp Bác vào lần đó, kể lại và truyền động lực cho những kỹ sư của thế hệ này.

 

Nguồn: https://baophapluat.vn/dan-sinh/nhung-cau-chuyen-cam-dong-ve-bac-ho-517221.html

 

SỔ TAY NGHIỆP VỤ

 

Trong tài liệu sinh hoạt chi Đoàn số tháng 01 năm 2021, chúng tôi xin gửi đến các bạn đoàn viên thanh niên, tổ chức Đoàn trên địa bàn tỉnh Hướng dẫn Tổ chức sinh hoạt chi đoàn chủ điểm kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021) với chủ đề “Tự hào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”:

Nhằm tạo đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đoàn, giúp đoàn viên nhận thức sâu sắc hơn về truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua 90 năm rèn luyện, trưởng thành, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chi đoàn chủ điểm với chủ đề “Tự hào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”

* Chủ điểm tháng 01 năm 2021 “Tôi - người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh”

- Tuyên truyền về truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về Đảng và Bác Hồ.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, bồi đắp lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên qua các tấm gương anh hùng trẻ tuổi: Anh Lý Tự Trọng, Chị Võ Thị Sáu, Anh Nguyễn Văn Trỗi, Anh Trần Văn Ơn,… và các gương đoàn viên thanh niên tiêu biểu tại địa phương, đơn vị.

- Tuyên truyền, thông tin về những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2020; về Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Tham gia đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

- Tuyên truyền, giới thiệu về Đoàn cho thanh niên; tổ chức bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện và kết nạp “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.

- Tổ chức cho đoàn viên tham gia cuộc thi tìm hiểu truyền thống 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; hành trình “Tự hào tuổi trẻ Việt Nam” đến với 90 địa chỉ đỏ gắn với tổ chức Đoàn trên cả nước.

- Kết hợp việc tổ chức sinh hoạt chủ điểm với phát động đoàn viên thi đua chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bằng việc đăng ký thực hiện những công trình, phần việc cụ thể.

(Còn tiếp)...

TUỔI TRẺ VỚI PHÁP LUẬT

 

I. Từ 01/01/2021 lương của chồng có thể là tài sản riêng của vợ?

Việc ủy quyền cho người khác nhận lương thay mình là một điểm mới tại Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ 1/1/2021). Nhiều người cho rằng dựa vào quy định này, bằng cách sử dụng tài khoản của mình làm tài khoản nhận lương hàng tháng, vợ có thể “hô biến” lương của chồng thành tài sản của riêng mình, như vậy có đúng hay không?

1. Làm cách nào để lương của chồng chuyển thẳng vào tài khoản vợ?

Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

“1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.”

Điều này có nghĩa, nếu người vợ bằng một cách nào đó được chồng ủy quyền nhận lương cho mình, cô ấy sẽ có thể “không đi làm” mà vẫn được trả lương.

Thêm vào đó, Khoản 2 Điều 96 Bộ luật trên cũng quy định NLĐ hoàn toàn có thể được trả lương qua tài khoản ngân hàng.

Chính vì 2 lý do này, nếu người vợ được ủy quyền nhận lương và dùng tài khoản của mình là tài khoản nhận lương tại nơi làm việc của chồng, anh này sẽ hoàn toàn không nhận được một đồng lương tiền mặt nào sau mỗi tháng lao động!

2. Tiền lương của chồng là tài sản chung hay tài sản riêng?

Tuy vậy, có phải cứ là tiền trong tài khoản của vợ thì là tài sản riêng hay không, nhất là khi nó xuất phát từ lương của chồng?

Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân…”

Theo đó, thu nhập từ lao động của chồng hay vợ có được trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ được coi là tài sản chung, và khoản lương tháng cũng không nằm ngoài phạm vi này.

Bản chất của vấn đề không phải tiền nằm trong tải khoản của ai mà là tiền đó có được như thế nào, chính vì tiền lương có được trong thời kỳ hôn nhân, nên về cơ bản nó phải được xem là tài sản chung, vợ không thể tự ý sử dụng hay định đoạt.

3. Tiền lương của chồng có thể trở thành tài sản riêng của vợ hay không?

Dù tiền lương của chồng về cơ bản là tài sản chung, vẫn có cách để biến nó thành tài sản riêng của vợ một cách hợp pháp.

Chế độ tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng như phân tích ở trên là chế độ tài sản theo luật định, ngược lại, còn có chế độ tài sản theo thỏa thuận giữa vợ và chồng (Điều 28 Luật HNGĐ), vì bản chất quan hệ vợ chồng cũng là một quan hệ dân sự và được ưu tiên điều chỉnh bằng thỏa thuận của hai bên.

Điều 47 Luật này có quy định:

“Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”

Muốn thỏa thuận về chế độ tài sản, vợ và chồng phải lập văn bản từ trước hôn nhân, sau đó công chứng và chứng thực. Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn Xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận như sau:

“1. Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau đây:

a) Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;

b) Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;

c) Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;

d) Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.”

Trong văn bản thỏa thuận này, người vợ có thể đề nghị “lương của chồng sẽ là tài sản riêng của vợ” và áp dụng nó trong suốt thời kỳ hôn nhân. Nếu người chồng cũng “bằng cách nào đó” mà đồng thuận với thỏa thuận này, người vợ sẽ hoàn toàn có thể biến lương của chồng thành tài sản riêng của mình!

Nguồn:https://danluat.thuvienphapluat.vn/tu-1-1-2021-luong-cua-chong-co-the-la-tai-san-rieng-cua-vo-192089.aspx?ui=09pJd01qZ3pNZzTW&pi=09pBeU1TMHdNUzB4TVMweE5TMHhOQTTW&ci=193227682

 

II. Chính thức có lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ 01/01/2021

Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu vừa được ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 tới đây.

Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh theo lộ trình sau đây:

* Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Lao động nam

Lao động nữ

Năm đủ tuổi nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm đủ tuổi nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

60 tuổi 03 tháng

2021

55 tuổi 04 tháng

2022

60 tuổi 06 tháng

2022

55 tuổi 08 tháng

2023

60 tuổi 09 tháng

2023

56 tuổi

2024

61 tuổi

2024

56 tuổi 04 tháng

2025

61 tuổi 03 tháng

2025

56 tuổi 08 tháng

2026

61 tuổi 06 tháng

2026

57 tuổi

2027

61 tuổi 09 tháng

2027

57 tuổi 04 tháng

Từ 2028 trở đi

62 tuổi

2028

57 tuổi 08 tháng

 

 

2029

58 tuổi

 

 

2030

58 tuổi 04 tháng

 

 

2031

58 tuổi 08 tháng

 

 

2032

59 tuổi

 

 

2033

59 tuổi 04 tháng

 

 

2034

59 tuổi 08 tháng

 

 

Từ 2035 trở đi

60 tuổi

 

* Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

2021

55 tuổi 03 tháng

2021

50 tuổi 04 tháng

2022

55 tuổi 06 tháng

2022

50 tuổi 08 tháng

2023

55 tuổi 09 tháng

2023

51 tuổi

2024

56 tuổi

2024

51 tuổi 04 tháng

2025

56 tuổi 03 tháng

2025

51 tuổi 08 tháng

2026

56 tuổi 06 tháng

2026

52 tuổi

2027

56 tuổi 09 tháng

2027

52 tuổi 04 tháng

2028

57 tuổi

2028

52 tuổi 08 tháng

 

 

2029

53 tuổi

 

 

2030

53 tuổi 04 tháng

 

 

2031

53 tuổi 08 tháng

 

 

2032

54 tuổi

 

 

2033

54 tuổi 04 tháng

 

 

2034

54 tuổi 08 tháng

 

 

Từ 2035 trở đi

55 tuổi

 

Nghị định này được ban hành ngày 18/11/2020.

Nguồn:https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/lo-trinh-tang-tuoi-nghi-huu-tu-2021-186-27736-article.html?utm_source=email&utm_medium=textlink&utm_campaign=noi%20dung

 

THEO DÒNG LỊCH SỬ