1:18 Thứ tư, Ngày 23 Tháng 1 Năm 2025
Gửi cho bạn bè

Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 12/2020
Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 12/2020

Ngày Đăng: 09/12/2020, Lượt Xem: 2077

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 12 NĂM 2020
----------

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 

CHIẾC ÁO ẤM - BÀI HỌC VỀ SỰ CHĂM LO CỦA BÁC HỒ

 

Một đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt mưa lâm thâm làm cho khí trời càng thêm lạnh giá. Thung lũng bản Ty co mình lại trong yên giấc, trừ một ngôi nhà sàn nhỏ còn phát ra ánh sáng. Ở đây, Bác vẫn thức, vẫn làm việc khuya như bao đêm bình thường khác. Bỗng cánh cửa nhà sàn hé mở, bóng Bác hiện ra. Bác bước xuống cầu thang, đi thẳng về phía gốc cây, chỗ tôi đang đứng gác.

- Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không?

- Thưa Bác, vâng ạ!

- Chú không có áo mưa?

Tôi ngập ngừng nhưng mạnh dạn đáp:

- Dạ thưa Bác, cháu không có ạ!

Bác nhìn tôi từ đầu đến chân ái ngại:

- Gác đêm, có áo mưa, không ướt, đỡ lạnh hơn...

Sau đó, Bác từ từ đi vào nhà, dáng suy nghĩ...

Một tuần sau, anh Bảy cùng mấy người nữa đem đến cho chúng tôi 12 chiếc áo dạ dài chiến lợi phẩm. Anh nói:

- Bác bảo phải cố gắng tìm áo mưa cho anh em. Hôm nay có mấy chiếc áo này, chúng tôi mang lại cho các đồng chí. Được một chiếc áo như thế này là một điều quý, nhưng đối với chúng tôi còn quý giá và hạnh phúc hơn khi Bác trực tiếp chăm lo, săn sóc với cả tấm lòng yêu thương của một người cha.

Sáng hôm sau, tôi mặc chiếc áo mới nhận được đến gác nơi Bác làm việc. Thấy tôi, Bác cười và khen:

- Hôm nay chú có áo mới rồi.

- Dạ thưa Bác, đây là áo anh Bảy đem đến cho tiểu đội chúng cháu mỗi người một chiếc ạ.

Nghe tôi thưa lại, Bác rất vui. Bác ân cần dặn dò thêm:

- Trời lạnh, chú cần giữ gìn sức khỏe và cố gắng làm tốt công tác.

Dặn dò xong, Bác trở lại ngôi nhà sàn để làm việc. Lòng tôi xiết bao xúc động. Bác đã dành áo ấm cho chúng tôi trong lúc Bác chỉ mặc một chiếc áo bông mỏng đã cũ. Đáng lẽ chúng tôi phải chăm lo cho Bác nhiều hơn, còn Bác, Bác lại lo nghĩ đến chúng tôi nhiều quá.

Từ đấy, chúng tôi cũng trân trọng giữ gìn chiếc áo Bác cho như giữ lấy hơi ấm của Bác. Hơi ấm ấy đã truyền thêm cho chúng tôi sức mạnh trong mỗi chặng đường công tác.

 

Bài học kinh nghiệm

Câu chuyện này tả lại tình yêu thương ân cần của Bác dành cho những cán bộ phục vụ quanh mình. Dù bận trăm công nghìn việc, nhưng khi thấy người chiến sĩ cảnh vệ canh gác dưới chân lán bị ướt và lạnh, Bác đã đôn đốc quân nhu chóng tìm áo ấm cho các anh. Chỉ một chiếc áo nhưng đã làm ấm cơ thể, ấm lòng anh chiến sĩ và hàng triệu triệu con tim người Việt.

Như trong lời bài hát Thuận Nguyễn có viết: “Bác Hồ Người là tình yêu thiết tha nhất. Trong toàn dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Bác thương những cụ già xuân về gửi biếu lụa Bác thương đàn cháu nhỏ trung thu gửi quà cho. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn yêu thương.”

Nguồn: sưu tầm

 

THEO DÒNG LỊCH SỬ

 

SỔ TAY NGHIỆP VỤ

 

Trong tài liệu sinh hoạt chi Đoàn tháng 12 năm 2020, chúng tôi xin gửi đến các bạn đoàn viên thanh niên, tổ chức Đoàn trên địa bàn tỉnh hướng dẫn về công tác đoàn viên tiếp theo của tháng 11 năm 2020:

II. CÔNG TÁC ĐOÀN VỤ

1. Công tác quản lý hồ sơ, sổ sách

1.1. Về hồ sơ, sổ sách của Chi đoàn

- Sổ Chi đoàn: Yêu cầu 100% Chi đoàn phải có Sổ Chi đoàn theo mẫu do Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành. Sổ Chi đoàn dùng cho Ban Chấp hành Chi đoàn theo dõi, quản lý các hoạt động của Chi đoàn, đoàn viên do Bí thư Chi đoàn quản lý. Trường hợp đi công tác xa, ủy nhiệm cho Phó Bí thư hoặc đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành.

Sổ Chi đoàn có 13 bảng dùng để theo dõi: Danh sách đoàn viên; danh sách giới thiệu đoàn viên sinh hoạt tại nơi cư trú; danh sách tiếp nhận đoàn viên đến sinh hoạt tại nơi cư trú; theo dõi thu đoàn phí; theo dõi thu, chi; theo dõi đoàn viên chuyển đi; theo dõi đoàn viên mới kết nạp và chuyển sinh hoạt đến; theo dõi trưởng thành đoàn; theo dõi đoàn viên xóa tên; theo dõi trao thẻ đoàn viên; theo dõi kết quả thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên; theo dõi sinh hoạt Chi đoàn. Ngoài ra sổ Chi đoàn dùng để nghi chép các cuộc họp của Ban Chấp hành và sinh hoạt Chi đoàn.

- Sổ Đoàn viên: Yêu cầu 100% Đoàn viên phải có Sổ Đoàn viên do Ban Bí thư Trung ương Đoàn phát hành. Sổ đoàn viên do Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở quản lý.

Trong sổ đoàn viên có đầy đủ các nội dung, có cập nhật, bổ sung lý lịch đoàn viên và nhận xét, đánh giá, phân loại đoàn viên hàng năm của Chi đoàn, tình hình sinh hoạt tại nơi cư trú...có xác nhận của Đoàn cơ sở.

1.2. Về hồ sơ, sổ sách Đoàn cơ sở

Đoàn cơ sở phải có đầy đủ và sử dụng có hiệu quả các loại hồ sơ, sổ sách sau đây:

- Sổ biên bản họp ban thường vụ, Ban Chấp hành và các cuộc làm việc của ban thường vụ, Ban Chấp hành và đoàn cấp trên.

- Sổ theo dõi đoàn viên: Ghi đầy đủ và thường xuyên cập nhật danh sách đoàn viên của các Chi đoàn thuộc đoàn cơ sở; theo dõi kết nạp đoàn viên mới, trao thẻ đoàn viên, trưởng thành đoàn; triển khai thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên.

- Sổ quản lý cán bộ Đoàn: danh sách trích ngang các ủy viên Ban Chấp hành Đoàn cơ sở và các ủy viên Ban Chấp hành các Chi đoàn; danh sách kiện toàn, bổ sung Ban Chấp hành Đoàn cơ sở và Ban Chấp hành các Chi đoàn.

- Sổ quản lý văn bản và theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật.

1.3. Các loại tài liệu cần có

Từ Chi đoàn đến đoàn cấp huyện thường xuyên bổ sung và quản lý tốt các loại tài liệu nghiệp vụ của Đoàn; cần thiết phải có các loại tài liệu sau:

- Điều lệ Đoàn, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

- Điều lệ Hội và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội LHTN Việt Nam.

- Điều lệ Đội, Hướng dẫn thực hiện nghi thức Đội.

- Sổ tay Bí thư Chi đoàn.

- Hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ công tác tổ chức Đoàn.

- Đoàn viên cần biết.

- Hướng dẫn Đại hội Đoàn các cấp.

- Công tác phát triển đoàn viên mới.

- Tài liệu tham khảo, báo, tạp chí, và những ấn phẩm khác (do Đoàn cấp trên cung cấp và tự trang bị).

2. Tài chính của Chi đoàn và đoàn cơ sở

2.1. Thu đoàn phí

Theo Nghị quyết số 07 ngày 25/11/2010  của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, mức đóng đoàn phí đối với đoàn viên có lương là 5.000 đồng (năm nghìn đồng), đoàn viên không có lương là 2.000 đồng (hai nghìn đồng) một đoàn viên một tháng. Đoàn viên đang học tập, công tác, lao động ở nước ngoài: Mức đóng đoàn phí tối thiểu là 5.000 đồng (năm nghìn đồng) một đoàn viên một tháng.

Chi đoàn thu đoàn phí phải có sổ ghi chép và đoàn viên nộp đoàn phí phải ký tên trong sổ để tiện cho việc theo dõi, quản lý đoàn phí. Trường hợp đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn thì được Ban Chấp hành đoàn cơ sở xét miễn đóng đoàn phí trong một thời gian nhất định nhưng không quá 6 tháng.

2.2. Mức trích nộp đoàn phí

Chi đoàn có trách nhiệm thu đoàn phí của đoàn viên và trích nộp đoàn phí lên cấp trên. Việc trích nộp đoàn phí được quy định như sau:

- Từ Chi đoàn trở lên, mỗi cấp được giữ lại 2/3 (hai phần ba) và nộp lên đoàn cấp trên trực tiếp là 1/3 (một phần ba) tổng số tiền đoàn phí do đoàn viên đóng hoặc trích nộp của tổ chức đoàn cấp dưới. Đoàn bộ phận, Đoàn cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở được giữ lại hai phần ba (2/3) đoàn phí trong số đoàn phí của cấp mình.

- Thời gian trích nộp đoàn phí của các cấp bộ đoàn được quy định:

+ Chi đoàn có trách nhiệm thu đoàn phí của đoàn viên 1 tháng 1 lần và trích nộp lên đoàn cơ sở mỗi tháng 1 lần.

+ Đoàn cơ sở, Đoàn cấp huyện và tương đương 3 tháng 1 lần.

+ Tỉnh, thành đoàn và cấp tương đương trích nộp đoàn phí lên Trung ương Đoàn 1 năm từ 1 đến 2 lần, thời hạn nộp cuối cùng là ngày 30 tháng 12 hàng năm.

2.3. Quản lý, sử dụng đoàn phí

Phần Đoàn phí được giữ lại ở Chi đoàn, đoàn cơ sở, đoàn cấp huyện là khoản tiền dùng để chi phí sinh hoạt và các hoạt động tập thể của Chi đoàn, đoàn cơ sở trong đó ưu tiên cho công tác thi đua khen thưởng. Chi đoàn, đoàn cơ sở, đoàn cấp huyện phân công cán bộ quản lý quỹ đoàn, định kỳ (6 tháng hoặc 1 năm) tại các buổi sinh hoạt Chi đoàn, cuộc họp đoàn cơ sở, đoàn cấp huyện cần thông báo tình hình thu, chi, trích nộp đoàn phí.

 

MÔ HÌNH HAY - GƯƠNG ĐIỂN HÌNH

 

Thu nhập cao nhờ xen canh cây ăn trái

 

Với sự cần cù, chịu khó học hỏi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, vườn cây ăn trái xen canh trong vườn tiêu, cà phê của gia đình anh Vũ Tấn Lực, ở thôn Thuận Trung, xã Thuận Hạnh (Đắk Song) đem lại nguồn thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Năm 2010, sau khi tốt nghiệp Đại học Xây dựng (Hà Nội), anh Lực đi làm việc cho các công ty. Năm 2012, anh nghỉ việc về quê nhà ở Đắk Song để làm nông đúng với niềm đam mê và sở thích của bản thân. Được bố mẹ cho 3 ha cà phê, tiêu, anh ngày đêm mày mò, tìm hiểu cách chăm sóc, trồng cây sao cho đem lại hiệu quả nhất.

 

Anh Vũ Tấn Lực có nguồn thu nhập cao từ xen canh cây sầu riêng vào vườn cà phê, tiêu

 


Anh Lực mạnh dạn đầu tư trồng hơn 100 cây sầu riêng trong vườn. Nhờ chịu khó chăm sóc, đến nay, những cây sầu riêng phát triển tốt, trở thành nguồn thu chính của gia đình. Từ hiệu quả kinh tế này, năm 2017, anh tiếp tục trồng xen thêm 250 cây sầu riêng, 100 cây na Thái, cùng các loại cây khác như chanh không hạt, bơ, mắc ca.

Từ đó, anh Lực tập trung cải tạo lại đất, trồng cây theo hướng hữu cơ để cây có thể phát triển tốt. Để tìm hướng đi mới cho mảnh vườn, anh Lực bắt đầu thử xen canh thêm các loại cây trồng khác. Với những cây cà phê, tiêu già cỗi, phát triển kém, anh Lực nhổ bỏ, sau đó tiến hành cày xới đất, đào hố, để đất trống trong một thời gian rồi đổ phân chuồng, tiến hành xử lý đất, sau đó trồng cây ăn trái thay thế.

Anh Lực bao bọc trái và chăm sóc cẩn thận để cây na Thái cho quả to, đẹp, không sâu bệnh


Mỗi ngày, anh đều dành hầu hết thời gian để chăm sóc khu vườn, từ vun gốc, tưới nước, cắt cỏ, bắt sâu, tỉa cành, bón phân hữu cơ… cho cây phát triển tốt. Ngoài những kinh nghiệm học tập được từ mọi người xung quanh, anh Lực còn mày mò học trên sách vở, mạng internet và đi tham quan các mô hình trên địa bàn để áp dụng cho vườn cây của mình.

Đến nay, 100 cây na Thái đã bắt đầu cho thu bói. Anh Lực tiến hành vặt lá, tỉa cành, bọc quả để cây cho trái nhiều, đều quả mà ít sâu bệnh. Tại lứa quả đầu, mỗi cây na cho trung bình 15 - 20 kg quả và có giá bán tại vườn là 50.000 đồng/kg. Vì trồng theo hướng hữu cơ nên các sản phẩm nông nghiệp rất được khách hàng ưa chuộng, tin tưởng tìm mua.

Anh Lực cho biết: "Trồng tiêu, cà phê thì khá bấp bênh về giá cả nên tôi trồng xen thêm các cây ăn trái khác trong vườn. Ngoài cà phê, tiêu, bây giờ tôi có nguồn thu chính từ sầu riêng cùng các cây ăn trái khác. Tuy mới trồng thử nghiệm nhưng cây na Thái đem lại hiệu quả kinh tế khá, giúp tăng thu nhập kinh tế của gia đình".

 

Bài, ảnh: Linh Thư

Nguồn: http://baodaknong.org.vn

 

Video

http://doanthanhnien.vn/tin-tuc/phong-chong-tac-hai-cua-thuoc-la

Liên kết website

Thống kê

Đang có 1062 khách và không thành viên đang online

Porno fuegoporno.com Phim Sex HayTamil Sex Padam Porn - XVIDEOS COM Free desijimo.net porno peliculas XXX BF Sex Video sesso film