12:38 Thứ hai, Ngày 29 Tháng 4 Năm 2024
Gửi cho bạn bè

ĐẮK NÔNG THỰC HIỆN SỐ HÓA ĐỊA CHỈ ĐỎ
ĐẮK NÔNG THỰC HIỆN SỐ HÓA ĐỊA CHỈ ĐỎ

Ngày Đăng: 02/11/2023, Lượt Xem: 320

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đắk Nông thực hiện công trình số hóa địa chỉ đỏ tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Nhà Ngục Đắk Mil, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

1. Tên di tích: Khu di tích lịch sử Quốc gia Nhà ngục Đắk Mil

2. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 10/2005/QĐ-BVHTT ngày 17 tháng 03 năm 2005

3. Địa chỉ di tích: Thôn 9A, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

4. Tóm lược thông tin về di tích

Mời các bạn quét mã QR để xem chi tiết

Nhà ngục Đắk Mil được thực dân Pháp xây dựng đầu năm 1940 và phá hủy vào năm 1943. Đây được xem là một “biệt giam” thuộc Nhà đày Buôn Ma Thuột, trong một khu rừng già (nay thuộc thôn 9, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) với mục đích là giam giữ, đày ải những chiến sĩ cách mạng cốt cán, không thu phục được đang giam cầm tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Di tích nằm gần trung tâm thị trấn Đắk Mil, cách tỉnh lỵ Đắk Nông 69 km theo đường bộ. Đường đi đến di tích rất thuận lợi, khách tham quan có thể đi bằng mọi phương diện cơ giới. Từ thành phố Gia Nghĩa theo quốc lộ 14 hướng Tây Bắc đến ngã ba huyện Đắk Mil rẽ trái khoảng 1 km vào Ủy ban nhân dân xã Đak Lao, đi tiếp hơn 100m tới ngã ba đầu tiên, rẽ phải khoảng 50m là đến di tích.

Toàn cảnh Nhà ngục Đắk Mil từ ngoài vào

Vào đầu những năm 1940, thực dân Pháp tiến hành mở rộng bộ máy cai trị tại vùng đất Nam Tây Nguyên, phong trào Cách mạng nổ ra khắp nơi trong cả nước. Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố, đàn áp bắt bớ những người yêu nước, chọn những nơi có khí hậu khắc nghiệt để xây dựng hàng loạt nhà tù. Cùng lúc đó, do số lượng tù chính trị tại Nhà Đày Buôn Ma Thuột tăng ngày một nhanh có khi lên đến 06 dãy nhà giam (Batiment), tương ứng với 600 tù nhân và để phục vụ thi công tuyến đường xuyên qua cao nguyên M’Nông thì bên cạnh nhà tù Buôn Ma Thuột thực dân Pháp cho xây dựng thêm Nhà ngục Đăk Mil giữa một khu rừng già, nơi rừng thiêng nước độc dùng để giam tù chính trị. Từ đó, Nhà ngục Đăk Mil trở thành một cơ sở cách mạng trên địa bàn huyện và đã chứng kiến nhiều lần vượt ngục của những người chiến sĩ.

Nguyên bản Nhà ngục Đắk Mil được thiết kế theo kiểu nhà dài (nhà sàn) của đồng bào Êđê gồm 9 gian bằng gỗ, mái lợp tranh. Bên ngoài là hàng rào gỗ bao quanh, được chèn chặt bằng dây thép gai, bốn góc của nhà ngục có chòi canh gác 24/24 giờ. Bên trong Nhà ngục lối đi được đặt ở giữa 2 dãy sàn gỗ có đủ cùm chân, xiềng tay, mỗi một chiếc cùm có treo 4 ống tre: 2 ống trên đựng nước uống, 2 ống dưới đựng nước tiểu và phân.

Tái hiện lại cảnh vượt ngục của các chiến sĩ Cộng sản tại Nhà ngục

Từ năm 1940 đến 1943, thực dân Pháp đã giam giữ hàng trăm lượt chiến sĩ cộng sản, đoàn tù đầu tiên bị đày tới ngục Đắk Mil gồm 45 tù nhân, sau đó tăng lên tới 120 người. Tại đây, thực dân Pháp đã thi hành một chế độ nhà tù hết sức khắc nghiệt và tàn bạo. Mỗi tù nhân chỉ được phát một mảnh chăn mỏng, một chiếc chiếu và một bát cơm mỗi ngày. Hằng ngày, tù nhân phải đi lao dịch nặng nề như đào đất, đóng gạch, làm đường... Khi đi làm, người tù bị xiềng tay chân và bị lính canh gác chặt chẽ, tối phải ngủ trong tư thế bị cùm. Nhưng, chính sách tàn bạo của thực dân chỉ khắc ghi thêm tội ác dã man của chúng đối với dân tộc ta, chỉ có thể giam giữ được thể xác chứ không khuất phục được tinh thần của các chiến sĩ cách mạng. Ngay sau khi bị đày tới ngục Đắk Mil, các tù nhân đã lựa chọn và bầu ra Ban cán sự để lãnh đạo tù nhân đấu tranh chống lại chế độ ngục tù. Ban cán sự đầu tiên của nhà ngục gồm các đồng chí Trần Văn Quang, Nguyễn Tạo, Kinh, Hòa, Trinh, Bửu, Toàn... Ban cán sự đề ra chủ trương trong giai đoạn này là nhanh chóng chuẩn bị đấu tranh chống đàn áp, bảo vệ quyền lợi tù nhân, tổ chức vượt ngục.

Theo đó, đầu năm 1942, tù nhân đấu tranh giành thắng lợi, được nghỉ 3 ngày Tết tại nhà ngục. Cuối tháng 6/1942, tù nhân tổ chức thành công việc phá lò gạch của địch, góp phần phá vỡ kế hoạch mở rộng nhà ngục. Đêm mùng 4, rạng sáng 5/12/1942, các đồng chí Nguyễn Tạo, Trương Vân Lĩnh, Chu Huệ, Trần Doanh tổ chức vượt ngục Đắk Mil thành công. Đây là cuộc vượt ngục đầu tiên được tổ chức của tù chính trị trong Nhà ngục Đắk Mil, đó là một thành công lớn, đánh dấu một bước tiến mới trong việc tổ chức bộ máy lãnh đạo của các chiến sĩ cộng sản trong nhà tù thực dân, khích lệ tinh thần đấu tranh và để lại những kinh nghiệm cho những cuộc đấu tranh và vượt ngục sau này của các chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù của kẻ thù.

Cuộc vượt ngục Đắk Mil lần thứ hai diễn ra ngày 8/2/1943, gồm các đồng chí Nguyễn Khải, Trần Tống, Võ Nhân. Lợi dụng sơ hở của địch, Ban cán sự nhà ngục bố trí cho ba đồng chí vượt ngục ra ngoài bằng cách trốn vào bồ đi lấy nước và theo kế hoạch định sẵn, ba đồng chí trốn thoát vào rừng. Tuy nhiên đã bị địch phát hiện, bắt giữ và bắn chết để khủng bố tinh thần, nhằm ngăn chặn các vụ vượt ngục tiếp theo. Mặc dù cuộc vượt ngục thứ hai không thành công nhưng tinh thần đấu tranh kiên cường, dũng cảm của các chiến sĩ cách mạng nơi đây đã có tác động rộng lớn, sâu sắc đến tinh thần đấu tranh của đông đảo tù nhân và binh lính ở Nhà đày Buôn Ma Thuột.

Thất bại liên tiếp trên chiến trường và trước sự đấu tranh mãnh liệt của tù cộng sản, cuối năm 1943, thực dân Pháp đã chuyển toàn bộ số tù nhân nhà ngục Đăk Mil về nhà đày Buôn Ma Thuột, phá hủy nhà ngục Đăk Mil.

Tái hiện lại hình ảnh các tù nhân bị giam cầm tại Nhà ngục

Âm mưu thâm độc của thực dân Pháp là đày ải những tù nhân cộng sảnlên những nhà tù ở miền núi, cao nguyên nhằm cô lập những người cách mạng, cộng với khí hậu nơi rừng thiêng nước độc để giết dần, giết mòn những chiến sĩ cộng sản đã thất bại. Nhưng chính việc thực dân Pháp tăng cường đày ải tù chính trị cộng sản lên Tây Nguyên nói chung, Đắk Nông nói riêng đã đưa những người có tư tưởng cộng sản đến với mảnh đất, với quần chúng chưa giác ngộ cách mạng, đưa phong trào cách mạng của Đắk Nông sánh bước cùng phong trào cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.

Để lưu giữ giá trị của Nhà ngục Đắk Mil đối với việc giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống đấu tranh của các thế hệ, năm 2004 sau khi tỉnh Đắk Nông được tái lập, ngành văn hóa tỉnh đã sưu tầm hàng trăm tài liệu, hiện vật lịch sử để xây dựng hồ sơ khoa học cho di tích. Ngày 17/3/2005, Nhà ngục Đắk Mil đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Qua đó, tỉnh Đắk Nông tiến hành xây dựng, tu bổ di tích theo nguyên trạng ban đầu. Theo đó, toàn cảnh nhà ngục được phục dựng trên khuôn viên rộng hơn 2.000m2 và một số hạng mục phụ như nhà trưng bày hiện vật, bia đá tưởng niệm... Sau gần 7 năm triển khai phục dựng, ngày 31/12/2011, Nhà ngục Đắk Mil hoàn thành và đi vào hoạt động, trở thành địa điểm du lịch "về nguồn" hết sức ý nghĩa, là “địa chỉ đỏ” cho các thế hệ học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghiên cứu và học tập.

Mời các bạn xem bản infographic tiếng Việt tại đây

Mời các bạn xem bản infographictiếng Anh tại đây

Mời các bạn xem video clip 360 tại đây

Video

http://doanthanhnien.vn/tin-tuc/phong-chong-tac-hai-cua-thuoc-la

Liên kết website

Thống kê

Đang có 17 khách và không thành viên đang online

porno peliculasXXX porno phim-sex